6. Bố cục đề tài
1.3.5. Cơ sở lý thuyết của sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS)
Nguyên tắc: Nhờ có khí mang có trong bơm khí, mẫu từ buồng bơm hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký được diễn ra tại đây. Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào detector, tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại
rồi chuyển sang bộ phận ghi. Các tín hiệu được xử lý ở đó rồi chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả [11], [13].
Cấu tạo: Thiết bị được cấu tạo bởi 2 phần: phần sắc kí khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần phổ khối (MS), mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối.
Sắc kí khí được dùng để chia tách các hỗn hợp của hóa chất ra các phần riêng lẻ, mỗi phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc kí khí chia tách xuất hiện khi mẫu bơm vào pha động, pha động là một khí trơ. Pha động mang hỗn hợp mẫu đi qua pha tĩnh, pha tĩnh được sử dụng là hóa chất, chất này có độ nhạy và hấp thụ thành phần hỗn hợp trong mẫu.
Sắc kí ghép khối phổ (GC/MS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp như không khí, nước... Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu có thể dựa trên cấu trúc mới tìm ra được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học.
Ưu điểm của phương pháp: - Độ chính xác cao.
- Chỉ cần một lượng mẫu nhỏ. - Trang thiết bị không quá phức tạp.
- Có khả năng tách tốt các cấu tử ra khỏi hỗn hợp phức tạp. - Kết quả thu nhận được một cách nhanh chóng (từ 1 - 100 phút). - Độ nhạy cao, có khả năng phát hiện các cấu tử có nồng độ thấp.
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU