KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT RẼ, LÁ CÂY BỎ CÔNG ANH Ở ĐÀ NẴNG (Trang 84 - 101)

6. Bố cục đề tài

3.3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Các nghiên cứu hoạt tính sinh học dựa trên thành phần hóa học cho thấy các dịch chiết có hoạt tính chống oxi hóa rất cao. Trong dịch chiết metanol của rễ và lá bồ công anh, % hàm lượng cấu tử là cao nhất so với các dịch chiết còn lại (trong dịch chiết từ rễ, % hàm lượng cấu tử đã được định danh là 47.2% trong khi dịch chiết từ lá lên đến 70.5%), đồng thời khối lượng cao chiết theo tính toán trong dịch chiết metanol cũng lớn nhất so với các dung môi còn lại. Chính vì vậy, tác giả lấy cao chiết metanol của rễ và lá cây bồ công anh để thử hoạt tính chống oxi hóa, kiểm định tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả được nêu trong Bảng 3.25. Dịch chiết metanol của rễ và lá bồ công anh được thử nghiệm hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH (1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl). Đây là phương pháp đã được công nhận để xác định nhanh hoạt tính chống oxy hóa dựa trên khả năng bẫy các gốc tự do tạo bởi DPPH.

Bảng 3.25. Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) TT Kí hiệu mẫu Nồng độ đầu của mẫu (g/ml) Scavenging capacity (SC, %) SC50 (g/ml) Kết quả Chứng (+) 44 88,14  0,13 0,04 Dương tính Chứng (-) - 0,0  0,0 - Âm tính 1 Rễ 200 15,97 - Âm tính 2 Lá 200 7,46 - Âm tính

Chứng (-): DPPH/EtOH + DMSO. Chứng (+): Ascobic acid

Nhận xét: Qua Bảng 3.25, ta nhận thấy tất cả các mẫu thử nghiệm không biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH ở nồng độ thử nghiệm, nguyên nhân có thể do trong cao chiết hàm lượng các chất quá nhỏ nên với nồng độ này thì hoạt tính chống oxi hóa không thể hiện được rõ nét.

Kết luận: Phương pháp GC-MS đã định danh được 29 cấu tử trong cả dịch chiết rễ và lá bồ công anh bằng các dung môi khác nhau; trong đó rễ cây bồ công anh phát hiện được 18 cấu tử, lá cây bồ công anh phát hiện được 20 cấu tử, có 3 cấu tử trùng lại trong cả dịch chiết rễ và lá cây bồ công anh bằng 4 dung môi (n-hexan, diclometan, etyl axetat, metanol) bao gồm n-hexadecanoic acid, Phytol, Stigmasta-7, 16-dien-3- ol, (3.beta., 5. alpha.)- trong dó cấu tử có thành phần % cao nhất và lặp lại trong cả dịch chiết rễ và lá bằng 4 dung môi là Stigmasta-7, 16-dien-3-ol, (3.beta., 5. alpha.)- .Tổng số cấu tử và hàm lượng % các cấu tử trong dịch chiết Soxhlet lá cây bồ công anh cao hơn trong dịch chiết rễ cây bồ công anh. Hàm lượng của các cấu tử được định danh ở rễ và lá cây bồ công anh trong dung môi etyl axetat và metanol tương đối cao. Một số cấu tử với hàm lượng tương đối lớn trùng lặp lại trong cả rễ và lá cây bồ công anh như n-hexadecanoic acid, Squalen, Vitamin E và Stigmasta-7, 16-dien-3-ol, (3.beta., 5. alpha.)-. Đây là các chất có hoạt tính sinh học cao, góp phần giải thích tại sao nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả như sau: 1. Đã xác định được các chỉ số hóa lý

- Trong rễ cây bồ công anh: độ ẩm là 6.287%, hàm lượng tro 4.616% và hàm

lượng kim loại nặng Cu, Cd, Pb, Hg, As đều nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn Dược liệu Việt Nam.

- Trong lá cây bồ công anh: độ ẩm là 8.219%, hàm lượng tro 5.303% và hàm

lượng kim loại nặng Cu, Cd, Pb, Hg, As đều nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn Dược liệu Việt Nam.

2. Đã định danh được thành phần hóa học trong các dịch chiết n-hexan, diclometan, etyl axetat và metanol của rễ cây bồ công anh và lá cây bồ công anh được thu hái tại Đà Nẵng bằng phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ cụ thể như sau:

- Trong rễ cây bồ công anh: đã xác định được 18 cấu tử trong 4 dịch chiết. Trong

đó, dịch chiết n-hexan xác định được ít cấu tử nhất với 9 cấu tử, các dịch chiết của 3 dung môi còn lại đều xác định được 11 cấu tử. Phần trăm cấu tử đã được định danh trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat và metanol lần lượt là 22.0%; 28.8%; 32.5%; 47.2%. Trong các dịch chiết trên hầu như đều có mặt n-hexadecanoic acid, Phytol, Campesterol, Stigmasterol, beta.-Sitosterol và Stigmasta-7, 16-dien-3-ol, (3.beta., 5. alpha.)- với hàm lượng khác nhau. Các chất này đều có hoạt tính sinh học rất lớn. Đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, chống oxi hóa và chống ung thư.

- Trong lá cây bồ công anh: đã xác định được 20 cấu tử trong 4 dịch chiết. Trong

đó, dịch chiết diclometan chỉ xác định được 11 cấu tử trong khi đó dịch chiết metanol xác định được nhiều cấu tử nhất, lên đến 19 cấu tử. Phần trăm cấu tử đã được định danh trong dung môi n-hexan, diclometan, etyl axetat và metanol lần lượt là 31.7%; 21.6%; 65.2%; 70.5%. Trong các dịch chiết trên đều có mặt n-hexadecanoic acid, Phytol, Stigmasta-7, 16-dien-3-ol, (3.beta., 5. alpha.)-, Caryophyllene, Squalen, Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene, 2,6-dimethyl-6-(4-methyl-3-pentenyl)-, 1,6,10-

Dodecatriene, 7,11-dimethyl-3-methylene, Caryophyllene oxide, beta.-Amyrin, alpha.-Amyrin, trong đó các cấu tử như Stigmasta-7, 16-dien-3-ol, (3.beta., 5. alpha.)- , beta.-Amyrin và alpha.-Amyrin đều chiếm hàm lượng cao ở hầu hết các dung môi. Các chất này có khả năng kháng khuẩn, chống oxi hóa và có giá trị chữa bệnh rất cao trong y học.

3. Đã thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết

Cao chiết metanol của rễ và lá cây bồ công anh không biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH ở nồng độ thử nghiệm.

KIẾN NGHỊ

- Phân lập xác định cấu trúc các hợp chất có trong các dịch chiết và thử hoạt tính sinh học đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, kháng ung thư của các hợp chất phân lập được nhằm góp phần làm tăng giá trị sử dụng cũng như chữa bệnh của rễ và lá cây bồ công anh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Dân An (2015), Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của cao hexan lá bình bát dây coccinia grandis (L.) J.Voight họ

Cucurrbitaceae, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh.

[2] Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hoá học phân tích, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[3] Nguyễn Văn Đàn (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[4] Phạm Công Đoàn, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung và Phan Nhật Minh (2008), “Kết quả bước đầu khảo sát thành phần hóa học cây bồ công anh (Taraxacum Officinale Wigg)”, Tạp chí Khoa học (2008) - Trường Đại

học Cần Thơ, tr. 227-231.

[5] Lê Khả Kế, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi và các cộng sự (1975), Cây cỏ thường

thấy ở Việt Nam, tập V, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội,

[6] Phan Quốc Kinh (2011), Giáo trình các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[7] Phạm Thị Lê (2008), Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của cây bòng bong (L.Flexuosum và

L.Japonicum) ở Điện Bàn, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Đà Nẵng.

[8] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

[9] Hồ Viết Quý (2005), Các phương pháp phân tích công cụ trong hóa học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.

[10] Lê Thanh Tâm (2010), Nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa và độc tính tế bào

của một số hợp chất lignan và stilbene, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên

gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Hoàng Châu Thanh Thảo (2016), Nghiên cứu chiết tách và xác định

thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá cây rẻ quạt, Luận văn

thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa hữu cơ, khoa Hóa,Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[12] Võ Thị Thanh Thủy (2016), Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa

học trong tinh dầu và một số dịch chiết của cây ngò om, Luận văn thạc sĩ

khoa học chuyên ngành hóa hữu cơ, khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[13] Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý, NXB Khoa học Kĩ thuật Hà Nội.

[14] Bùi Quang Tuấn (2015), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học

của một số dịch chiết thân, rễ cây sống đời ở Quảng Ngãi, Luận văn thạc

sĩ khoa học chuyên ngành hóa hữu cơ, khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh

[15] Adbul Kadir M. N. Jassim, Safanah Ahmed Farhan (2012), “Identification of Dandelion Taraxacum officinale Leaves Components and Study Its Extracts Effect on Different Microorgannisms”, Journal of Al-Nahrain

University, pp. 7-14.

[16] Belén García-Carrasco, Raquel Fernandez-Dacosta, Alberto Dávalos, José M. Ordovás and Arantxa Rodriguez-Casado (2015), “In vitro Hypolipidemic and Antioxidant Effects of Leaf and Root Extracts of Taraxacum Officinale”, Medical sciences.

[17] Brand-Williams, W., Cuvelier, M. E. and Berset C. (1995), Use of a Free Radical Method to Evaluate Antioxidant Activity, Lebensm.-Wiss. u.-Technol.

[18] Jeong-Hun Park, Jeoung-Hwa Shin, Swapan Kumar Roy & Hyeon-Yong Park (2014), “Evaluation of Cytotoxicity, Total Phenolic Content and Antioxidant Innate Reveal Efficient Medications in Native Lactuca

indica”, Journal of Agricultural Science; Vol. 6, No. 10, pp. 135-146. [19] Kais Kassim Ghaima*, Noor Makie Hashim, Safaa Abdalrasool Ali (2013),

“Antibacterial and antioxidant activities of ethyl acetate extract of nettle (Urtica dioica) and dandelion (Taraxacum officinale)”, Journal of Applied

Pharmaceutical Science Vol. 3 (05), pp. 096-099.

[20] Ki Hyun Kim, Young Ho Kim, and Kang Ro Lee (2010), “Isolation of Hepatoprotective Phenylpropanoid from Lactuca indica”

Natural Product Sciences 16, pp. 6-9.

[21] Zongxi Sun, Ruiqiang Su, Jianwei Qiao, Zhiquan Zhao, and Xinsheng Wang (2014), “Flavonoids Extraction from Taraxacum officinale (Dandelion): Optimisation Using Response Surface Methodology and Antioxidant Activity”, Hindawi Publishing Corporation Journal of Chemistry Volume 2014. Websites [23] http://www.cayboconganh.vn/tin-tuc/gioi-thieu-cay-bo-cong-anh-vietnam- 39.html [23] http://duocson.com/120n/bai-thuoc-tu-cay-bo-cong-anh-viet-nam.html [24] http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20091224/ich-loi-cua-bo-cong- anh/354865.html [25] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_C%C3%BAc [26] https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Rau_di%E1%BA%BFp [27] http://yhocbandia.vn/duoc-chat-steroid-thao-duoc.html

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT RẼ, LÁ CÂY BỎ CÔNG ANH Ở ĐÀ NẴNG (Trang 84 - 101)