3.5.1. Ưu điểm
Trong giai đoạn mà yêu cầu về chuyển đổi số rất cấp bách việc ứng dụng công nghệ số trong công tác thu thập và xử lý dữ liệu khơng gian địa hình đang ngày càng u cầu nhanh chóng, chính xác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Để làm chủ công nghệ quét laser 3D mặt đất đặc biệt giải quyết bài toán lọc đám mây điểm phục vụ xây dựng mơ hình số địa hình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng chương trình lọc đám mây điểm với các modun tiện ích nhằm tăng khả năng tự động hóa, cùng với việc Việt hóa phục vụ biên tập đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Chương trình xử lý dữ liệu đám mây điểm này có nhiều ưu điểm và lợi thế: Là chương trình mã nguồn mở cho phép phát triển mở rộng với sự đóng góp
của cộng đồng; đưa ra phương án giảm mật độ điểm trong dữ liệu đám mây điểm nhằm giảm khối lượng xử lý dữ liệu mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cho dữ liệu gốc;
Phương pháp lọc địa hình tự động sử dụng thuật tốn bổ sung mơ hình hóa bề mặt và phát triển mơ hình TIN tăng cường bộ lọc cho phép giải quyết bài tốn lọc có độ tin cậy cao và tối ưu hóa dữ liệu đám mây điểm địa hình. Đặc biết khi sử dụng phần mềm khơng có khóa cứng tạo điều kiện cho nhiều
kỹ thuật viên được cùng lúc thao tác xử lý dữ liệu quét laser mặt đất.
3.5.2. Nhược điểm
Chương trình cịn nhiều hạn chế về giao diện và tính chuyên nghiệp trong cách thể hiện. Hiện tại nằm trong khuôn khổ của Luận án nên chương trình chưa có điều kiện thử nghiệm cho các vùng với đa dạng địa hình khác nhau.
102
3.5.3. Định hướng phát triển
Với tiêu chí hàng đầu là làm chủ phần mềm xử lý dữ liệu quét laser mặt đất phục vụ cho dữ liệu địa hình vì vậy hướng phát triển là tiếp tục nghiên cứu, phát triển thuật toán tối ưu hơn cho mọi loại dữ liệu ở bất kỳ định dạng hay dung lượng lớn hơn.
Ngoài ra, do đây là chương trình có mã nguồn mở nên việc xây dựng phần mềm với quy mơ lớn hơn, nhiều tiện ích hơn cũng đã được tính đến.
Từ các cơng cụ có sẵn, có thể phát triển thêm tùy chọn lọc theo địa hình với các góc khác nhau của nhiều loại địa hình, cho phép lựa chọn góc lọc từ 00 cho đến 1800 và có thể cho phép ứng dụng ở nhiều kiểu địa hình và nhiều kiểu dữ liệu hơn.
Trong tương lai có thể xây dựng mở rộng các bộ code AI đầy đủ hơn để giải quyết các bài tốn lớn hơn, xử lý đa nguồn dữ liệu (có thể từ Lidar bay chụp hàng không, Lidar UAV hay chỉ là dữ liệu ảnh UAV, ảnh viễn thám…) phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản cho đa ngành trong nhiều lĩnh vực địa hình, địa chính, lâm nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông…
Tiểu kết Chương 3
Tự động hóa trong q trình xử lý dữ liệu đám mây điểm thu được bằng thiết bị quét laser mặt đất là rất quan trọng, nhất là việc tách lọc điểm độ cao để xây dựng DEM vừa đảm bảo độ chính xác mơ hình vừa đáp ứng cho các bài tốn ứng dụng khác nhau phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Việc nghiên cứu các thuật tốn lọc điểm từ đó tổng hợp, lồng ghép đề xuất thuật toán tự động và bán tự động kết hợp với việc lựa chọn các tham số phù hợp để tạo DEM từ dữ liệu đám mây điểm mang tính thời sự, khoa học hiện đại và có tính thực tiễn cao..
Kết quả chính của chương này là đưa ra được chương trình hỗ trợ xử lý dữ liệu đám mây điểm và qua thực nghiệm đã khẳng định đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chương trình được Việt hóa, dễ sử dụng và đáp ứng được việc sản xuất đại trà. Từ đó giảm nhẹ, rút ngắn thời gian thực hiện công tác nội nghiệp và tiết kiệm chi phí.
103
Chương 4.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ QT LASER 3D MẶT ĐẤT CHO VIỆC KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG PHI ĐỊA HÌNH
Trong chương này nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ và thực nghiệm việc khảo sát một số đối tượng phi địa hình khác nhau bao gồm hang động, cảnh quan tuyến phố cổ và đối tượng di sản văn hóa bằng phương pháp quét laser 3D mặt đất. Sản phẩm được tạo ra bao gồm: cơ sở dữ liệu đám mây điểm 3D, mơ hình 3D, địa hình bề mặt, bản vẽ 3D đường đồng mức, bản vẽ solid 3D và các mặt cắt tại các vị trí cụ thể. Đánh giá được ưu, nhược điểm của thiết bị quét đối với từng đối tượng cụ thể.