Thử nghiệm hoạt tính sinh học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT 1⁄23- TRIAZOLE THẾ VỊ TRÍ 1,5 (Trang 41 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Thử nghiệm hoạt tính sinh học

a. Các chủng vi sinh vật và nấm kiểm định

Các chủng vi sinh vật và nấm đại diện gây bệnh ở người gồm Vi khuẩn: Gram (-):

- Pseudomonas aeruginosa (Pa) (ATCC 15442): trực khuẩn mủ xanh, gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và niêm mạc, gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm ruột.

- Escherichia coli (Ec) (ATCC 25922):, gây một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn.

- Enterococcus faecium (Se): là vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng trong tim, viêm màng não.

Vi khuẩn: Gram (+):

- Bacillus subtilis (Bs) (ATCC 6633): là trực khuẩn Gram (+), sinh bào tử, thường không gây bệnh.

- Staphylococcus aureus (Sa) (ATCC 13709): là cầu khuẩn Gram (+), gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng.

- Lactobacillus fermentum: (Lf): là loại vi khuẩn đường ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hoá của người và động vật.

Nấm:

- Candida albicans (Ca) (ATCC 10231): là nấm men, thường gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ em và các bệnh phụ khoa [9], [17].

b. Môi trường nuôi cấy

MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar), TSB (Tryptic Soy Broth), TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi sinh vật; SAB, SA cho nấm [9], [17].

c. Phương pháp thử nghiệm

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện dựa trên phương pháp pha loãng đa nồng độ. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn của các mẫu thử thông qua các giá

trị thể hiện hoạt tính là MIC(nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế 50%),

MBC(nồng độ diệt khuẩn tối thiểu) [9], [17].

d. Pha loãng mẫu thử

- Mẫu ban đầu được pha trong DMSO với nồng độ thích hợp theo yêu cầu và mục đích thử.

- Mẫu ban đầu có nồng độ 40mg/ml được pha loãng thành dãy các nồng độ 256g/ml; 64g/ml, 16g/ml; 4g/ml; 1g/ml để thử hoạt tính với các chủng vi khuẩn và nấm [9], [17].

e. Thử hoạt tính

- Chuẩn bị dung dịch vi sinh vật hoặc nấm với nồng độ 5.105 cfu/ml khi tiến

hành thử.

- Lấy 10 l dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được pha loãng, thêm 200

l dung dịch vi sinh vật và nấm, ủ 370C. Sau 24 giờ, bổ sung 50 l MTT (1mg/ml)

vào các giếng thử và đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất không chuyển hoá MTT thành MTT

formazan cho màu tím đậm. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế

bào bằng máy Tecan (Genios) và phần mềm raw data [9], [17].

f. Chất tham khảo

- Kháng sinh Ampicilin cho các chủng vi khuẩn gram (+) và chủng vi khuẩn

Ec gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 0,05-2 g/ml.

- Hỗn hợp kháng sinh Pen/Step cho chủng vi khuẩn Pa gram (-) với giá trị IC50

trong khoảng 4-5 g/ml.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT 1⁄23- TRIAZOLE THẾ VỊ TRÍ 1,5 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)