Phân Tích Ma Trận PEST

Một phần của tài liệu Báo-Cáo-Khởi-Nghiệp (Trang 40 - 42)

Khi tiến hành phân tích chiến lược nhằm nắm được điểm mạnh về vị thế của Princess Fruits và hiểu được những nhân tố quan trọng bên ngoài có thể ảnh hưởng tới vị thế đó, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp phân tích. Đặc biệt, khi muốn có cái nhìn toàn cảnh về địa bàn kinh doanh mà mình đang hoạt động, Princess Fruits lựa chọn phương pháp phân tích PEST theo 4 yếu tố: Chính trị (P), Kinh tế (E), Văn hóa xã hội (S), và Môi trường công nghệ (T). Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động mà nó đem lại như một yếu tố khách quan. Princess Fruits dựa trên các tác động đó để đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp với mình nhất.

PEST là công cụ phân tích hữu ích giúp Primcess Fruits nắm được “bức tranh lớn” về môi trường mà chúng tôi đang hoạt động, từ đó nhận định những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó. Việc phân tích PEST giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh. Từ đó, chugns tôi có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng và phù hợp đối với từng khu vực cụ thể, tận dụng tối đa những cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối đe dọa và dễ dàng đối mặt với các thách thức.

Các yếu tố chính trị (Political Foces)

- Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm đều có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh mới, chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ.

Ä Điều này chứng tỏ Nhà nước ta cũng đang có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

- Để thu hút đầu tư, các địa phương tạo ra tính hấp dẫn riêng của địa phương mình. - Chính phủ chuyển từ cơ chế can thiệp trực tiếp sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng pháp luật thông qua tác động đến môi trường kinh doanh.

Ä Điều này làm cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế (Economic Foces)

- Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng lên rất chậm, sức mua cũng tăng lên rất chậm, cơ cấu hàng hoá mua sắm rất yếu ớt. Nhưng một số bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao lại có sức mua sắm rất cao nên đã nảy sinh sự phân tầng trong thu nhập và mua sắm.

- Bên cạnh đó sự chênh lệch về sức mua giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi.

Các yếu tố văn hóa – xã hội (Socioultural Foces)

- Trong những năm qua ở Việt Nam xuất hiện trào lưu và xu hướng tiêu dùng giàu sang hơn.

Các yếu tố công nghệ (Technological Foces)

- Tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật quá nhanh, những phát minh khoa học đã làm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn xuất hiện liên tục. Nhiều công nghệ mới làm biến đổi những công nghệ truyền thống, tạo ra khả năng thay thế triệt để các hàng hoá truyền thống.

- Những công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, kỹ thuật rô bốt đang góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới.

- Muốn nâng cao cạnh tranh phải lấy tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế để quyết định lựa chọn công nghệ.

Một phần của tài liệu Báo-Cáo-Khởi-Nghiệp (Trang 40 - 42)