Hệ thống thống tin địa lý (GIS)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Hệ thống thống tin địa lý (GIS)

2.3.1. Định nghĩa GIS

Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) định nghĩa GIS nhƣ là “Một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lƣu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con ngƣời đặt ra, chẳng hạn nhƣ: hỗ trợ việc ra quyết định cho quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, giao thông, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lƣu trữ dữ liệu hành chính”.

2.3.2. Thành phần của GIS

Theo Shahab Fazal (2008), GIS có 6 thành phần cơ bản (nhƣ Hình 2-3):

- Phần cứng: bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên

đó. Việc lựa chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêu máy tính. Các máy tính cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phần mềm và dung lƣợng bộ nhớ đủ để lƣu trữ thông tin (dữ liệu).

- Phần mềm: phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để

lƣu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Nhìn chung, tất cả các phần mềm GIS có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu này, nhƣng giao diện của chúng có thể khác nhau.

- Dữ liệu: dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS.

Dữ liệu này có thể đƣợc thu thập nội bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu thƣơng mại. Bản đồ số là hình thức dữ liệu đầu vào cơ bản cho GIS. Dữ liệu thuộc tính đi kèm đối tƣợng bản đồ cũng có thể đƣợc đính kèm với dữ liệu số. Một hệ thống GIS sẽ tích hợp dữ liệu không gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Phƣơng pháp: một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, đó là những

mô hình và cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ. Về cơ bản, nó bao gồm các phƣơng pháp phân tích không gian cho một ứng dụng cụ thể. Ví dụ, trong thành lập bản đồ, có nhiều kĩ thuật khác nhau nhƣ tự động chuyển đổi từ raster sang vector hoặc vector hóa thủ công trên nền ảnh quét.

- Con ngƣời: ngƣời sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó là

ngƣời thiết kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là ngƣời sử dụng GIS để hỗ trợ cho các công việc thƣờng ngày. GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian thực. Con ngƣời lên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đƣa ra những kết luận, hỗ trợ cho việc ra quyết định.

- Mạng lƣới: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày nay thành phần có lẽ cơ bản nhất trong GIS chính là mạng lƣới. Nếu thiếu nó, không thể có bất cứ giao tiếp hay chia sẻ thông tin số. GIS ngày nay phụ thuộc chặt chẽ vào mạng internet, thu thập và chia sẻ một khối lƣợng lớn dữ

Hình 2-3. Sáu thành phần cơ bản của GIS

(Phỏng theo Shahab Fazal, 2008)

2.3.3. Chức năng của GIS

GIS có 4 chức năng cơ bản (Basanta Shrestha et al., 2001), đó là:

- Thu thập dữ liệu: dữ liệu đƣợc sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn

khác nhau, có nhiều dạng và đƣợc lƣu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích. Nguồn dữ liệu chính bao gồm số hóa thủ công/ quét ảnh hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số có sẵn. Ảnh vệ tinh và Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) cũng là nguồn dữ liệu đầu vào.

- Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu đƣợc thu thập và tích hợp, GIS cung cấp

chức năng lƣu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thốn g quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lƣu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu.

- Phân tích không gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho

nó khác với các hệ thống khác. Phân tích không gian cung cấp các chức năng nhƣ nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.

- Hiển thị kết quả: một trong những khía cạnh nổi bật của GIS là có nhiều

cách hiển thị thông tin khác nhau. Phƣơng pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị đƣợc bổ sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý nhất của GIS, cho phép ngƣời sử dụng tƣơng tác hữu hiệu với dữ liệu.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ (Trang 26 - 29)