Đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng CLN (2010)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 5 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

5.2. Đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng CLN (2010)

Để đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng CLN trong SWAT, đề tài sử dụng số liệu CLN thực đo theo ngày năm 2010 tại hai trạm đo là SW_LN_01 và SW_LN_02 do Phòng Quan trắc Môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đồng Nai cung cấp. Mỗi trạm đo đƣợc xem xét nhƣ là cửa xả của một tiểu lƣu vực tƣơng ứng. Sáu thông số CLN bao gồm oxi hòa tan, ammonia, nitrit, nitrat, phosphat, tổng chất rắn lơ lửng đƣợc lựa chọn để đánh giá trong đề tài này (Hình 5-5 và Hình 5-6).

Dựa vào Bảng 5-3, có thể thấy hệ số xác định R2 và chỉ số NSI giữa các thông số CLN thực đo và mô phỏng hầu nhƣ đều nhỏ hơn hoặc gần bằng 0, nên kết quả mô phỏng CLN đƣợc xem là không thể chấp nhận hoặc độ tin cậy kém.

Hệ số xác định của các thông số CLN trên đa số đều nằm trong khoảng không chấp nhận đƣợc. Ngoại trừ các thông số ammonia, nitrat, phosphat tại điểm SW_LN_01 có R2 lần lƣợt 0,146; 0,494; 0,297 và nitrat, phosphat tại điểm SW_LN_02 có R2 lần lƣợt 0,436; 0,062 là nằm trong khoảng có thể chấp nhận đƣợc (0 – 1).

Chỉ số NSI của các thông số CLN trên đều thấp, thể hiện độ tin cậy kém. Đặc biệt, chỉ số NSI của nitrat thấp nhất tại SW_LN_01 là -188,007 và SW_LN_02 là -86,538.

Bảng 5-3. Thống kê so sánh các thông số chất lƣợng nƣớc năm 2010

STT Thông số Hệ số xác định (R2) Chỉ số Nash - Sutcliffe (NSI)

SW_LN_01SW_LN_02 SW_LN_01 SW_LN_02

1 Oxy hoa tan 0 0 -34,350 -36,179

(DO) 2 Tổng chất rắn 0 0 -2,421 -2,003 lơ lửng (TSS) 3 Ammonia 0,146 0 -3,918 -2,530 (NH4+) (tính theo N) 4 Nitrit 0 0 -2,826 -4,910 (NO2-) (tính theo N) 5 Nitrat 0,494 0,436 -188,007 -86,538 (NO3-) (tính theo N) 6 Phosphat (PO4 3-) 0,297 0,062 -5,219 -12,291 (tính theo P)

Nhận xét:

Nhìn chung, các giá trị mô phỏng của những thông số CLN trên đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt (R2 dao động sấp xỉ từ 0 đến 0,4; NSI dao động sấp xỉ từ -188 đến -2), điều này chứng tỏ dữ liệu đầu vào của mô hình chƣa đầy đủ.

Do điều kiện kinh phí giới hạn nên đề tài không có dữ liệu về nguồn gây ô nhiễm dạng điểm và dạng phân tán (dữ liệu về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điểm xả thải của các nhà máy, xí nghiệp…) nên độ chính xác của mô hình mô phỏng CLN chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ (Trang 70 - 73)