2.3.2.1. Kế hoạch sản xuất hàng năm:
Chiến lược phát triển:
+ Tiếp tục giữ vững và phát triển các siêu thị có sẵn và mở rộng, duy trì thị trường truyền thống, từng bước mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh như đã đăng ký kinh doanh.
+ Đưa ra kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên của công ty nhằm nâng cao chất lượng năng lực, tay nghề.
+ Từng bước tiếp cận thị trường trong tỉnh Hiroshima và mở rộng đến toàn bộ Quốc gia.
Mục tiêu phấn đấu:
Xây dựng Công ty Spark ngày càng phát triển về tất cả các mặt kinh tế và đời sống công nhân viên. Giúp công ty ngày càng lớn mạnh hơn, phát triển bền vững trên thị trường. Phấn đấu là một công ty có kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận cao, kỹ thuật công nghệ hiện đại, công nhân viên có trình độ tay nghề cao, quy chế quản lý có hiệu quả.
+ Tăng trưởng hàng năm ≥ 10% so với năm trước.
+ Doanh thu hàng năm đạt trung bình: khoảng 17 – 18 tỷ Yên/năm (Khoảng 3655 tỷ đồng).
+ Thu nhập bình quân của người lao động hàng năm tăng lên.
+ Mua sắm và đầu tư khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Tiêsn hành rà soát và sửa chữa lại các thiết bị trong sản xuất.
+ Bảo đảm chất lượng của tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều đạt chất lượng cao cả về năng suất và chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Nâng cao trình độ tay nghề của toàn bộ quản lý, kĩ thuật viên và các công nhân viên nhằm tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Các giải pháp thực hiện:
Để đảm bảo việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra thì cần đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
-Giải pháp về vốn:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực hoạt động để đưa ra các giải pháp về vốn như sau:
+ Vay vốn của các Ngân hàng, của các tổ chức và cá nhân với mức lãi suất phù hợp nhất để phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
+ Phấn đấu hoàn thành các sản phẩm sản xuất và bán ra theo đúng kế hoạch, tiến độ để thu hồi vốn;
+ Tích cực thu hồi nợ đọng để quay nhanh vòng vốn; + Sử dụng nguồn vốn hợp lý, kể cả vốn vay Ngân hàng;
+ Đầu tư vốn có trọng điểm, đúng đủ và cân thiết, dùng các biện pháp nghiệp vụ để tăng nhanh chóng vòng quay của vốn.
-Giải pháp về nguyên vật liệu:
+ Xây dựng và quản lý hạn mức sử dụng cho từng loại nguyên liệu để cung cấp đầy đủ và đúng số lượng cho từng loại sản phẩm, món ăn sản xuất ra; + Lập kế hoạch cụ thể về từng loại nguyên liệu cho mỗi loại sản phẩm
để có thể cung cấp đầy đủ các nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tránh thụ động làm ách tắc sản xuất;
+ Lựa chọn nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt; + Đảm bảo giá cả hợp lý;
+ Lập kế hoạch dự trữ các nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nhưng không làm ứ đọng vốn.
-Giải pháp về nâng cao năng lực về thiết bị, công nghệ:
+ Tập trung sửa chữa, khắc phục những thiết bị hỏng hóc, kém chất lượng, rà soát lại thiết bị không sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả để thanh lý thu hồi;
+ Đầu tư đồng bộ thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động;
+ Tích cực triển khai nghiên cứu, đầu tư thêm cho đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm, từng bước nâng cao hơn giá trị cho sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thay thế dần các thiết bị, máy móc tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu để không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng của sản phẩm, tiếp cận nhanh các khoa học công nghệ và kỹ thuật tiến tiến, kỹ thuật hiện đại, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững hơn.
-Giải pháp về tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh:
+ Lập và ban hành hệ thống quy chế, quy định cụ thể và yêu cầu tổ chức thực hiện;
+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ năng lực của các cá nhân; + Phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng nhân viên và các siêu thị, từng bộ phận;
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và hiệu quả từ Công ty đến các đơn vị sản xuất;
chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cho các cán bộ, công nhân viên;
+ Đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm tiếp nhận, tuyển dụng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, Công nhân có trình độ chuyên ngành;
+ Tổ chức và phát động phong trào thi đua; các cuộc thi hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng nhằm nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
-Giải pháp về lao động, tiền lương:
Về chính sách lao động:
+ Rà soát và nguồn nhân lực hiện có để sắp xếp hợp lý, có kế hoạch bổ sung nguồn lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong Công ty;
+ Bổ sung tuyển dụng các cán bộ nhân viên có trình độ tay nghề, chuyên môn kĩ thuật cao;
+ Thực hiện đào tạo và duy trì đảm bảo đủ số lượng và chất lượng tay nghề lao động;
+ Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các quản lý và công nhân viên bằng các biện pháp cụ thể như: Thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả ở trong và ngoài nước;
+ Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ gắn liền với các chức danh để các bộ phận thực hiện tốt. Ngoài ra đó còn là tiêu chuẩn để tuyển dụng và bố trí cán bộ;
+ Thiết lập và đưa ra các chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao, công nhân kỹ thuật lành nghề;
Về chính sách tiền lương:
+ Xây dựng đơn giá tiền lương của công nhân viên trên cơ sở định mức lao động một cách hợp lý;
+ Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty để ủng hộ và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên;
+ Thực hiện và đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động như: Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương, tiền phép…
-Giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, đoàn thể:
- Xây dựng và yêu cầu thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành.
- Ban điều hành và các tổ chức có trách nhiệm cần thường xuyên đề ra các Chủ trương kinh tế, các biện pháp giải quyết cụ thể để thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
- Luôn khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên phát huy truyền thống của Công ty để đưa Công ty ngày càng vững mạnh trên thị trường.
- Tổ chức và phát động các phong trào thi đua khen thưởng nhằm động viên các bộ phận, đơn vị hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ;
- Luôn ủng hộ, động viên nhân viên; Luôn lắng nghe ý kiến góp ý từ nhân viên.
- Tiến hành khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-Giải pháp về phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí:
+ Chống tham nhũng, lãng phí và tiết kiệm là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đưa ra, cũng là một phần giải pháp nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tuyên truyền và tổ chức quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và yêu cầu cán bộ, công nhân viên và người lao động trong Công ty thực hiện.
trình sản xuất;
+ Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
2.3.2.2. Sản lượng sản phẩm và doanh thu Musubi của xưởng năm 2020
Bảng 2.2:Doanh thu Musubi của xưởng nấu cơm năm 2020
ĐVT: Yên (1 yên = 215 đồng) (Tỉ giá ngày 15/03/2021) STT Sản phẩm Số lượng (Cái) Giá bán (Yên/cái) Thành tiền (Yên)
Quy đổi sang tiền Việt Nam (VNĐ)
1 Musubi 657.000 100 65.700.000 14.125.500.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng Musubi của xưởng trong năm 2020 đạt 657.000 cái với số ngày sản xuất là 365/năm, doanh thu 1 năm mà công ty thu được từ sản xuất Musubi là khoảng 14.125.500.000 đồng/năm.
2.3.2.3. Chi phí biến đổi
Để công ty hoạt động cần phải trả một số loại chi phí như sau:
Bảng 2.3: Chi phí biến đổi của xưởng nấu cơm về chế biến Musubi năm 2020
ĐVT: Yên (1 yên = 215 đồng) (Tỉ giá ngày 15/03/2021)
STT Loại chi phí Đơn vị
tính Đơn giá (Yên) Số lượng Thành tiền (Yên)
Quy đổi sang tiền Việt Nam
(Đồng)
1 Thuê lao động Người 180.0000 10 1800.0000 3.870.000.000 2 Gạo Kg 250 59.130 1478.2500 3.178.237.500 3 Rong biển Gói 400 6570 262.8000 565.020.000 4 Nhân của Musubi Gói 500 7300 365.0000 784.750.000 5 Chi phí điện nước Tháng 2.0000 12 24.000 51.600.000 6 Dung dịch cồn Lít 200 109.5 2.1900 4.708.500 7 Khay nhựa Cái 500 100 5.0000 10.750.000 8 Xăng dầu Lít 190 2555 48.5450 104.371.750 9 Tem nhãn Thùng 2.5000 65 162.5000 349.375.000 10 Chi phí khác 200.0000 430.000.000
Tổng 9.348.812.750
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy xưởng có thể hoạt động ổn định cần phải bỏ ra chi phí lên đến 9.348.812.750 đồng/năm. Trong đó chi phí thuê lao động là lớn nhất lên đến 3.870.000.000 đồng/năm. Chi phí dung dịch cồn là nhỏ nhất chỉ với mức 4.708.500 đồng/năm. Ngoài ra, chi phí khác (sửa chữa máy móc, thiết bị, tiền thưởng, tiền lì xì đầu năm cho nhân viên, thăm nhân viên ốm, bệnh…) phát sinh phải bỏ ra trong năm là 430.000.000 đồng/năm.
2.3.2.4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của xưởng
Bảng 2.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của xưởng
ĐVT: 1.000 đồng STT Khoản mục Đơn vị tính Đơn giá Số lượng Thành tiền Số năm khấu hao Thành tiền sau khấu hao 1 Xây dựng xưởng m 2 4.000 400 1.600.000 20 80.000
2 Máy nấu cơm Cái 300.000 1 300.000 10 30.000 3 Máy trộn cơm Cái 50.000 1 50.000 10 5.000 4 Máy làm lạnh Cái 60.000 1 60.000 10 6.000 5 Máy làm
Musubi Cái 500.000 1 500.000 10 50.000 6 Máy kiểm tra
chất lượng Cái 50.000 1 50.000 10 5.000 7 Máy dán giá tiền Cái 55.000 1 55.000 10 5.500 8 Xe ô tô chở hàng Cái 250.000 5 1.250.000 10 125.000 9 Chi phí khác 50.000 3 16.666 Tổng 3.915.000 323.166
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy tổng chi phí xây dựng cơ bản của xưởng là 3.915.000.000 đồng. Trong đó chi phí cho xây dựng nhà xưởng là lớn nhất với 1.600.000.000 đồng. Tuy rằng chi phí xây dựng nhà xưởng rất lớn nhưng lại có thể sử dụng rất lâu dài cho việc phục vụ sản xuất.
2.3.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của xưởng
Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh tình hình kinh doanh của từng công ty, năng lực của chủ công ty, khả năng đầu tư cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng được thể hiện qua:
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế sản xuất Musubi của xưởng nấu cơm Delica thuộc công ty Spark năm 2020
(ĐVT: 1.000 đồng)
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
1 Giá trị sản xuất (GO) Đồng 14.125.500
2 Chi phí trung gian (IC) Đồng 9.348.812,75
3 Tổng chi phí (TC) Đồng 9.671.978,75
4 Giá trị gia tăng (VA) Đồng 4.776.687,25
5 Lợi nhuận Đồng 4.453.521,25
6 GO/IC Lần 1,51
7 VA/IC Lần 0,51
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
Qua bảng 2.5 ta có thể thấy tổng doanh thu của xưởng là 14.125.500.000 đồng. Sau khi trừ đi tổng chi phí thì sẽ thu được lợi nhuận là 4.453.521.250 đồng.
Với mức đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là 1,51 đồng và nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là 0,51 đồng.
Việc phát triển tạo ra sản phẩm của xưởng đã góp phần tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho lao động. Góp phần tăng giá trị GDP vùng Hiroshima, tăng nguồn thu ngân sách đối với nhà nước.