Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và kinh doanh chè hữu cơ của công ty NTEA, trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

-Với hơn 125.000 ha chè, sản lượng khoảng 140.000 tấn, hiện sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Cheviet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng, xuất khẩu chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Hiện nay nước ta có hơn 150 đầu mối xuất khẩu chè, chè Việt Nam hiện đã xâm nhập vào thị trường của khoảng 60 quốc gia, trong đó chủ yếu là Irắc, Pakistan và Đài Loan ngoài ra còn có các thị trường Nga, Mỹ, Nhật Bản… các nhà kinh tế đã dự báo thị trường chè thế giới đã dần bão hoà, nên các nhà sản xuất kinh doanh phải đẩy mạnh công tác thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường chè xanh và chè đặc sản, chè ướp hương để có cơ cấu chè hợp lý đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất [4]

-Đến nay cả nước có khoảng 635 doanh nghiệp kinh doanh chế biến chè với quy mô lớn, vừa và nhỏ, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất chè, chế biến – thương mại và dịch vụ. Có hàng vạn hộ tham gia sản xuất chế biến chè với sản lượng trên 100 tấn chè búp khô và xuất khẩu được 74.812 tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè đạt 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều điểm yếu như: Chất lượng chưa cao, còn có nhiều hạn chế, dư lượng hoá học có trong sản phẩm và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè tươi của Việt Nam bình quân chỉ đạt 1 – 1,2 USD/kg, trong đó giá bán chè bình quân các nước khác là từ 1,4 – 1,8 USD/kg [8]. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hóa chất tồn dư, tăng giá trị hàng hoá là vấn đề cấp bách của ngành chè Việt Nam và của người nông dân trồng chè [5]

-Để khắc phục tình trạng trên Bộ NN&PTNT đã đưa ra mục tiêu xây dựng các mô hình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có

chè. Từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao để nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh xuất khẩu nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ, xây dựng chính sách công nghệ cao, lựa chọn và nhân rộng các giống chè mới có giá trị kinh tế cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

-Dựa trên các hướng dẫn của tổ chức IFOAM (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế) Bộ đã soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như phạm vi, tiêu chuẩn, các yêu cầu về sản xuất như quản lý đất đai, các sản phẩm từ cây trồng, các yêu cầu về chế biến, đóng gói, lưu kho, vận chuyển; Hệ thống thanh tra và cấp giấy chứng nhận, nhãn hiệu hàng hoá và khẳng định chất lượng…Đây là những nguyên tắc cơ bản để vận dụng cho sản xuất chè hữu cơ.

-Trong thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án nhỏ về sản xuất chè hữu cơ do một số tổ chức nước ngoài tham gia và tài trợ như: Tổ chức CIDSE, đại học IGCI (Niu Di Lân).

-Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với đại học Waikato (Niu Di Lân)) và Hiệp hội chè Việt Nam tiến hành nghiên cứu hệ thống sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên cho một số hộ nông dân trồng chè vùng Tân Cương và Sông Cầu có đủ năng lực sản xuất chè sạch, chè hữu cơ đảm bảo nhu cầu thị trường. Tại Tức Tranh – Phú Lương, Hội làm vườn Việt Nam đã xây dựng mô hình trồng và sản xuất chè hữu cơ nhưng thiếu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nên nương chè sâu bệnh hại nặng và giảm năng suất gần một nửa chất lượng không thấp, tiêu dùng khó khăn nên không thể mở rộng được diện tích trồng và sản xuất

-Tại Phú Thọ tổ chức CIDSE phối hợp với chi cục BVTV tỉnh và viện nghiên cứu chè Việt Nam tiến hành chương trình các vùng chè hữu cơ với quy mô 38 xã thuộc 6 huyện của tỉnh phú thọ. Nội dung chủ yếu là hỗ trợ và đào tạo, tập huấn cho người nông dân trên địa bàn tỉnh,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và kinh doanh chè hữu cơ của công ty NTEA, trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)