Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và kinh doanh chè hữu cơ của công ty NTEA, trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Hiệu quả kinh tế

hoạt động kinh tế xã hội, chất lượng của hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người và xã hội, tự nhiên để phục vụ lợi ích cho con người và xã hội

-Xuất phát từ các góc độ xem xét các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu qủa kinh tế. Theo Kar Marx, hiệu quả là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và hiệu quả cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động”

-Theo “David Begg” (1992), “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hôi không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại hàng hóa khác ” và ông cũng khẳng định “ Hiệu quả nghĩa là không lãng phí ” [6]

-Theo “Nguyễn Như Ý” (1999) “hiệu quả được hiểu như một hiệu số giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có nghĩa” [6]

-Theo “Phạm Ngọc Kiểm” (2009) “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh” quan điểm này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật [6]

-Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh bằng chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đăc trưng của nền sản xuất xã hội. Quan niệm của hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ không hề giống nhau . Tuỳ thuộc điều kiện kinh tế, xã hội hoặc mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những góc độ khác nhau

-Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện các yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra

-Gía trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của toàn bộ hộ.

GO = Pi × Qi

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

-Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ các chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền trong một vụ sản xuất

IC = ICi

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

-Gía trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị gia tăng thêm của doanh nghiệp hau người sản xuất tính theo công thức:

VA=GO–IC

-Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó

-Thu nhập hỗ trợ: MI (mixed Income) là phần thu thập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơm vị diện tích trong một vụ

MI =VA – (A+T)

Trong đó: VA là giá trị tăng thêm ; T là thuế nông nghiệp

A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

-Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy của hộ nông dân. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nông hộ trng điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực chính của gia đình

Lợi nhuận: TPr = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí sản xuất

-Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ thu được hiệu quả tuyệt đối. Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tường đối.

+Gía trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào,ha): GO/sào hoặc GO/ha

+Gía trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC +Gía trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ

+Gía trị gia tăng trên một đơn vị diên tích: VA/sào hoặc VA/ha +Gía trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC

+Gía trị gia tăng trên một công lao động: VA/CL

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và kinh doanh chè hữu cơ của công ty NTEA, trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)