Kinh nghiệm của địa phương khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

2.2.2.1. Mô hình trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Ngọc Anh ở thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức cũ có khả năng gặp nhiều hạn chế, khó khăn như vốn, chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gia công trong thời gian qua đã chứng minh được hiệu quả thực sự và mang lại lợi ích tốt cho người nông dân điển hình là ông Nguyễn Ngọc Anh trú tại thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Tiếp xúc nhiều với các lái buôn lợn, Anh thấy trên địa bàn tỉnh nhu cầu lợn thịt sạch hàng ngày khá cao, trong khi đã quen nhiều với mối làm ăn nên nẩy sinh ý định chăn nuôi lợn. Nghĩ là làm, giữa năm 2015, Ngọc Anh vay mượn tiền đầu tư xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi rộng gần 1.000 m2 cách xa khu dân cư, ban đầu cũng có nhiều người nghi ngờ khả năng thành công

nhưng anh không lung lay quyết tâm thành công của mình, anh xây khu chăn nuôi thành 2 tầng, tầng dưới nuôi nhốt hơn 100 con gà và tầng trên phân khu cho lợn nái lợn con và lợn thịt. Trước khi xây khu nuôi lợn anh đã dùng thời gian xuống các tỉnh miền xuôi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình trang trại thành công, anh tự tìm kiếm tài liệu, đọc kỹ về các chứng bệnh của lợn, cách phòng tránh, chăm 21 sóc cho lợn theo đúng khoa học, bên cạnh đó anh liên hệ sẵn đầu ra khi lợn đủ cân xuất chuồng nên rất tự tin về tương lai của trang trại mình làm. Mùa hè anh lắp thêm quạt bạt chống nóng và tấm làm mát có quạt hút gió 1 đầu để tránh nóng cho đàn lợn, mỗi ngày 2 lần anh xuống chăm sóc cho đàn lợn ăn và tranh thủ tắm cho chúng, sau khi tìm hiểu về các giống lợn Ngọc Anh xuống công ty chọn các giống lợn có đặc điểm phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương và tổ chức tiêm phòng bệnh cho lợn cẩn thận. do trang trại mới bắt tay vào làm nên chỉ có 2 vợ chồng anh đánh vật cùng đàn lợn, chuồng trại lúc nào cũng được giữ vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ không có mùi hôi và không tạo môi trường phát sinh dịch bệnh. Đàn lợn của anh hồng hào khỏe mạnh rất được khách hàng ưu chuộng, người dân quanh vùng cũng tìm đến mua lợn con sau khi thấy trang trại chăn nuôi làm ăn khấm phá, lợn lớn nhanh. Về thức ăn chăn nuôi: ngoài chăn nuôi bằng cám, Ngọc Anh còn thu mua ngô của bà con mỗi dịp mùa vụ để nghiền cho lợn ăn cùng. Hiện ông chủ mới 28 tuổi này đang xây dựng thêm 1 khu chăn nuôi nhốt riêng lợ chửa và lợn đẻ, thấy nhu cầu nuôi lợn của người dân khá cao, anh mở thêm cửa hàng bán vật tư chăn nuôi, đồng thời những người muốn học hỏi kinh nghiệm anh sẵn sàng chia sẻ và dẫn đi tham quan khu chăn nuôi của mình. Chưa đầy 1 năm trừ mọi chi phí, trang trại lợn đã đem lại cho anh gần 300 triệu đồng tiền lãi

2.2.2.2. Mô hình chăn nuôi heo rừng trong chuồng

Trong khi ở vùng đất An Minh (Kiên Giang) lâu nay thường chỉ con tôm, cây lúa mới có thể giúp nông dân làm giàu thì ông Phạm Văn Hùng đã

tiên phong áp dụng mô hình nuôi heo rừng trong chuồng, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Hùng (ngụ ấp Thạnh Tây A, xã Đông Thạnh, H.An Minh) năm 2016 đã mua thử 10 con lợn rừng trong đó có 7 con lợn nái 3 con lợn đực về nuôi thử nghiệm về lợn nái để sản xuất con giống luôn, sau nửa năm nuôi thử nghiệm thì ông thấy lợn phát triển rất tốt và còn vượt chỉ tiêu như lúc ông đề ra nữa. Sau nửa năm thì đàn lợn nái của ông cũng đã lớn và ông cho phối giống đến năm 2017 thì quy mô chuồng trại của ông Hùng đã tăng lên với số lượng khoảng 80 con, những con heo rừng ở đây khá mũm mĩm, căng tròn. Trong 6 ô chuồng khá rộng rãi, ông Hùng đang nuôi nhốt đàn heo rừng lớn nhỏ chia đều ở các ô từ lớn đến bé. Mỗi năm tôi bán hơn 200 con heo rừng được nuôi hoàn toàn bằng rau xanh. Thỉnh thoảng bận việc không cắt rau kịp thì đổ ít lúa tươi vào máng là chúng tự ăn no rồi ngủ. Trừ chi phí, ông “bỏ túi” hơn 200 triệu đồng mỗi năm” ông còn thu về một số tiền khá lớn khoảng 700 đến 800 triệu.

Theo ông Hùng, khi người tiêu dùng bất an với nạn sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc trong chăn nuôi thì trang trại heo rừng của ông trở thành địa chỉ tin cậy, được bà con xa gần tìm đến. “Người ta mua về làm đám tiệc tại nhà vì thịt heo rừng ít mỡ, ngon và an toàn. Giá heo rừng lại luôn ổn định, không bấp bênh như heo thường”, ông Hùng nói.

Nhìn đàn heo rừng đùa giỡn quanh những gốc dừa lâu năm đã bị chúng cạp mòn khá sâu, ông Hùng chia sẻ: “Heo rừng nếu thả lan thì răng nanh và lông sẽ mọc rất dài. Chỉ khi nuôi chuồng thì chúng mới có lông ngắn như heo thường”. Thấy heo rừng dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, dịch bệnh gần như không có mà hiệu quả đem lại khá cao, ông Hùng động viên hàng xóm nuôi theo. Đến nay ấp Thạnh Tây A đã có 5 hộ nuôi heo rừng từ 1 - 2 năm, trong khi một số hộ khác đang chờ ông dành cho heo giống để nuôi thử.

Chia sẻ về định hướng tới, ông Hùng cho biết ngoài bán số heo rừng giống đã được khách hàng dặn trước, ông sẽ ưu tiên bán trả chậm cho bà con

nghèo trong ấp. Bởi heo rừng dễ nuôi, vốn đầu tư ban đầu thấp, lại ít rủi ro, xem đây như việc làm thiết thực cùng địa phương giảm nghèo hiệu quả.

Phần 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông phan thanh long, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w