- Cổng trang trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần vào các ngày thứ 3 và thứ 6, đường đi ở
14 Bromhexin
3.3.2. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng lợn
Công việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trang trại được chuyên môn hoá: - Chủ trang trại: Là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị, hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám, nhập thuốc.
- Kỹ sư: Có nhiệm vụ quản lý hoạt động về phòng, chống dịch bệnh, lên lịch làm vaccine, tính toán lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Công ty CP Việt Nam. Kiểm kê, theo dõi số lượng lợn thực tế với số lợn đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong chăn nuôi. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sức khỏe, số lượng lợn các chuồng, sản lượng cám tiêu thụ hàng tuần về Công ty.
- Quản lý: Có trách nhiệm thay mặt, hỗ trợ chủ trang trại quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi chủ trang trại đi vắng, hỗ trợ kỹ sư trong việc ghi chép quá trình tiêu thụ cám của đàn lợn trong tuần, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm.
- Công nhân: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của quản lý và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản lý về tình trạng sức
khỏe lợn hàng ngày, hỗ trợ kỹ sư trong mọi công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm của trang trại chăn nuôi.
Quá trình tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trang trại cụ thể như sau: - Việc đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra nhiệt kế, điều chỉnh quạt hút gió để đảm bảo nhiệt độ chuồng phù hợp với số tuần tuổi của lợn.
- Sau đó đi một vòng quan sát kiểm tra tình hình sức khỏe lợn, nếu phát hiện con lợn nào có vấn đề về sức khoẻ phải tiến hành tách khỏi ô đó và chuyển xuống ô cuối cùng rồi báo lại với kỹ sư để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiến hành dọn dẹp chuồng trại, đảm bảo nền chuồng được quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi cám, không bị ẩm ướt.
- Tiếp theo sau đó là rút cống xả máng nước tắm, dùng dụng cụ đẩy máng đẩy sạch nước bẩn để thay nước sạch vào, lượng nước xả máng phụ thuộc vào số tuần tuổi của lợn, nếu lợn mới nhập thì có thể 2 - 3 ngày thay nước máng 1 lần, lợn có tuần tuổi lớn thì thay nước máng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
- Sau khi vệ sinh, dọn dẹp xong chuồng trại tiến hành cho lợn ăn, lấy cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động đối với lợn đã biết ăn, đối với lợn mới nhập chưa biết ăn phải tiến hành pha cám với nước ấm bón và tập cho lợn ăn.
- Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công nhân đi kiểm tra nước uống, hệ thống làm mát, quạt hút gió điều chỉnh hợp lý sau đó phun khử mùi bằng men vi sinh (Bio-Ems), khi phun khử mùi phải phun từ cuối chuồng lên, phun kỹ và đều hai dãy chuồng. Trước khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban ngày và bật điện vào buổi tối.
Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn.
bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành bật giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các quạt còn lại trong chuồng. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng.
Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và lợn mới tập ăn.
Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất, thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng trên 100kg.
Nguồn thức ăn của lợn được nhập theo chương trình hợp tác với Công ty CP Việt Nam, là công ty đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi và chuyên sản xuất cung cấp thức ăn chăn nuôi, chất lượng được đăng ký bảo hộ độc quyền theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại cám mà trang trại dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi STT 1 2 3 4 5
(Nguồn: Số liệu điêu tra, khảo sát năm 2021) Như vậy với quy định khắt khe
về thức ăn của Công ty thì đòi hỏi trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều nhưng hiệu quả về năng suất chưa cao.
- Tỷ lệ trộn cám: Tỷ lệ trộm cám được thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám
Ngày 1 Ngày 2
Trộn 25% cám mới + 75% cám cũ