3.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại qua các năm
- Với mong muốn cung cấp cho địa bàn thị xã Phổ Yên, địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các tỉnh lân cận và xuất khẩu nguồn thực phẩm lợn sạch chất lượng. Gia đình đã được UBND thị xã Phổ Yên và UBND tỉnh Thái Nguyên đồng ý và tạo điều kiện tốt nhất cho trang trại được phép xây dựng và tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại.
Tháng 10 năm 2006, kí hợp tác liên kết chăn nuôi với Công Ty CP việt nam. Năm 2007 gia đình tiến hành cho xây dựng cơ bản với tổng diện tích trang trại là 24.000m2 với quy mô hơn 3.000 con lợn chất lượng cao. Tháng 9 năm 2008 trang trại Ông Phan Thanh Long xây dựng xong và chuyển sang giai đoạn dọn dẹp, chuẩn bị chuồng nuôi để nhập lợn theo đúng như kế hoạch định hướng phát triển của trang trại. Khu đất để xây dựng trang trại trước đây là đất nông nghiệp canh tác nhiều năm không đem lại hiệu quả nên được phép chuyển đổi. Khu chuồng trại chăn nuôi lợn riêng biệt với diện tích 4.710m2
trong đó có 1 chuồng kép 2 chuồng đơn là 1.595m2 với quy mô hơn 3.000 con lợn thịt. Xây dựng một khu các công trình phục vụ công tác điều hành và vận hành hoạt động của trang trại diện tích 646m2 gồm nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà khử trùng, kho chứa, bể nước, sân và đường giao thông nội bộ. Xây dựng một khu các công trình phục vụ đảm bảo vệ sinh môi trường gồm hệ thống xử lý biogas, ao sinh học, bể lắng cát và diện tích đất trồng cây. Chuồng trại được xây dựng trên nguyên tắc sạch sẽ, khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để giảm tối thiểu các bệnh về hô hấp ở lợn. Cách ly tốt với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được tốt nhất.
Tháng 10-12 năm 2008, trang trại Ông Phan Thanh Long chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với sự điều hành, quản lý của chủ trang trại là ông: Phan Thanh Long cho đến nay.
Ao cá Ao cá Trạm biến áp Nhà điều hành Nhà ở công nhân C4 Kho cám Cổng Ao sinh học Ao cá
Hình 3.1: Sơ đồ trang trại của Ông Phan Thanh Long
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021) 3.1.2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển của trang trại
* Những điểm mạnh :
Trang trại được Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vaccine và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Những hộ chăn nuôi sau khi ký kết hợp đồng với công ty và hộ trang trại có mô hình đạt tiêu chuần của công ty đặt ra đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau khi đạt được trọng lượng hoặc thời gian dự kiến. Việc này giúp cho các trang trại chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất lượng hơn, đầu ra thuận lợi và ít rủi ro hơn.
- Nguồn giống của trang trại là giống lợn lai siêu nạc do Công ty C.P cung cấp luôn luôn đảm bảo về sự ổn định của heo con khi được nhập và mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng của heo con.
- Kĩ sư có trình độ chuyên môn về kỹ thuật cao, có kinh nghiệm nhiều năm công tác và có trách nhiệm trong công việc.
- Công nhân trong trang trại cần cù, chịu khó và đoàn kết với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi nên cơ sở vật chất của trang trại cũng được trang bị đầy đủ.
- Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, con giống cho trang trại.
* Những điểm yếu:
- Giá gia công còn thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của trang trại là chưa cao.
- Trang trại vẫn còn gặp khó khăn về vấn đề xử lý môi trường.
- Lao động của trang trại phần lớn chưa qua đào tạo nên quá trình chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.
* Những cơ hội:
+ Có thể mở rộng quy mô trăng trại và tăng số lượng đàn lợn chăn nuôi lên quy mô khoảng 3000 – 4000 con trong năm 2021
* Những thách thức:
+ Thách thức đầu tiên là về dịch bệnh như dịch tai xanh, dịch tả heo châu phi chưa có vacine và thuốc chữa, rủi ro dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
+ Dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp là cho việc xuất lợn gặp nhiều khó khăn, việc tiêu thụ thịt lợn của các khu vực hầu như là rất thấp.
+ Cạnh tranh với sản phẩm thịt lợn nhập khẩu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
3.1.2.3. Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của trang trại
Công ty CP Việt Nam
Chủ trang trại Kỹ sư
Quản lý Công nhân
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021) Trang trại khi tham gia vào chăn
nuôi gia công cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.
Trang trại chăn nuôi gia công ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.
Ưu điểm của mô hình tổ chức trang trại nuôi lợn gia công:
+ Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa trang trại với Công ty CP Việt Nam theo chuỗi giá trị sẽ giúp sản xuất ổn định, bền vững và hạn chế rủi ro.
+ Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của trang trại khoa học, đảm bảo tính hệ thống và logic, cẩn thận chu đáo từ những việc nhỏ nhất để kiểm soát dịch bệnh và đạt mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Cách sắp xếp tổ chức lao động có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính hợp lý để đạt năng suất lao động cao nhất.
+ Áp dụng các máy móc và tiến bộ công nghệ mới trong sản xuất để giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
+ Các hoạt động và vấn đề phát sinh hàng ngày tại trang trại đều được ghi chép bởi kỹ sư và quản lý, báo cáo chủ trang trại hoặc Công ty khi cần thiết.