- Cổng trang trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần vào các ngày thứ 3 và thứ 6, đường đi ở
14 Bromhexin
3.3.3. Quản lý và tổ chức hoạt động xử lý chất thải của trang trạ
suất và sức khỏe cũng như chất lượng vật nuôi, bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến môi trường của địa phương cũng như môi trường tự nhiên.
Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải là vấn đề quan trọng. Hệ thống xử lý môi trường phải đúng kỹ thuật và sắp xếp hợp lý, sử dụng các hóa chất hấp thụ mùi, bổ sung các hợp chất sinh học vào thức ăn nhằm giảm thiểu việc thải Nitơ và hạn chế mùi hôi thối ở phân. Chất thải được xử lý bằng công nghệ sinh học Biogas, lấy khí ga để làm chất đốt phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chất thải có thể sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi cá và chăm sóc cây trồng mang lại nhiều lợi ích góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như môi trường tự nhiên.
* Quy trình xử lý phân và nước thải của trang trại
Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích 1000m3. Nước thải xử lý theo nguyên tắc phân hủy yếu khí tạo ra khí CH4 (khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước tràn từ bể xử lý sẽ dẫn ra bể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học 450m3 để phân hủy triệt để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại hình sau:
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021)