Chỉ đạo tăng cường công tác báo chí, xuất bản

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 108 - 114)

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 143-NQ/ĐUQSTW ngày 31- 5-1988 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng hiệu

quả của cơng tác báo chí qn đội, đánh giá những cơng tác lớn từ năm 1987

đến năm 1990, Báo cáo số 12/TH ngày 20-01-1991 của Cục Tuyên huấn đã khẳng định: “Cơng tác tư tưởng bước đầu đã có sự đổi mới trên các lĩnh vực cả về nội dung, hình thức, biện pháp, cả con người và phương tiện; làm cho công tác tư tưởng ngày càng có hiệu quả thiết thực” [23, tr.14].

Tháng 5-1992, Tổng cục Chính trị tổ chức Hội nghị báo chí, xuất bản toàn quân tại Hà Nội. Hội nghị tổng kết hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác báo chí, xuất bản 5 năm (1987 - 1991), xác định phương hướng nhiệm vụ hoạt động báo chí, xuất bản trong Quân đội 5 năm (1992 - 1996). Hội nghị đã khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của hoạt động báo chí xuất bản trong công tác tư tưởng, đề ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động báo chí xuất bản.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động báo chí, từ vị trí vai trị, chức năng, nhiệm vụ của báo chí, xuất bản trong cơng tác tư tưởng và Nghị quyết số 79-NQ/ĐUQSTW ngày 27-8-1992 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 10-8- 1992, Đảng ủy Quân sự Trung ương đã ra Chỉ thị số 72/CT-ĐUQSTW Về tăng

cường lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác báo chí, xuất bản, in trong quân đội. Chỉ thị nêu rõ:

Về phân cấp quản lý: Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Quốc phịng tồn

dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phát thanh và Truyền hình Qn đội nhân dân, Xí nghiệp Phim qn đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Các cơ quan này có đối tượng phục vụ trên cả nước, là những chủ thể do Đảng ủy Quân sự Trung ương và Tổng cục Chính trị quản lý. “Nhà in Quân đội và Xưởng in của các đơn vị trực thuộc Đảng ủy Quân sự Trung ương do cấp ủy và người chỉ huy trực tiếp ở các đơn vị đó chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý” [83, tr.5]. Bộ Quốc phòng chỉ đạo, đầu tư để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của 7 cơ quan tạp chí, báo in, báo hình, chương trình phát thanh, nhà xuất bản: Tạp chí Quốc phịng tồn dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Quân đội nhân dân, Chương trình phát

thanh Quân đội nhân dân, Chương trình truyền hình Qn đội Nhân dân, Thơng tấn quân sự, Xí nghiệp phim Quân đội nhân dân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Để thực hiện tốt công tác “xây dựng quy hoạch, củng cố chấn chỉnh hệ thống cơ quan báo chí, xuất bản Quân đội” [83, tr.7], Tổng cục Chính trị chỉ đạo rà sốt lại các cơ quan báo chí, xuất bản trong Quân đội theo quy định của Đảng, Nhà nước trình Bộ Quốc phịng phê duyệt và phải đăng ký với Bộ Văn hóa Thơng tin và Thể thao bảo đảm chặt chẽ.

Tổng cục Chính trị phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chức chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành quy chế mới về quản lý báo chí, xuất bản, in, phát hành văn hóa phẩm trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời “xác định tổ chức báo chí, tờ tin, nội san, cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hệ thống in, phát hành quân đội chưa hợp lý tinh gọn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ” [83, tr.8].

Tiếp đó, ngày 24-8-1992, Bộ Quốc phịng ra Quyết định số 302/QĐ-QP về ban hành Quy chế quản lý báo chí, xuất bản, in phát hành văn hóa phẩm trong Quân

đội nhân dân Việt Nam quy định cụ thể về hoạt động báo chí, xuất bản, in phát hành

văn hóa phẩm bảo đảm đúng pháp luật, nguyên tắc quy định của Nhà nước, Quân đội. Quy chế có 38 điều quy định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ cơng tác quản lý báo chí, xuất bản, phát hành văn hóa phẩm trong Qn đội; quy định cụ thể về hoạt động báo chí, xuất bản, phát hành văn hóa phẩm, đảm bảo đúng pháp luật Nhà nước và quy định của Quân đội.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí Qn đội, ngày 04-04- 1994 Tổng cục Chính trị đã có Báo cáo số 80/TT-VH Về quy hoạch hệ thống báo

chí trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung báo cáo đề cập rõ:

Về những báo chí lưu hành rộng rãi: Báo Quân đội nhân dân (ra hằng ngày), Tạp chí Quốc phịng tồn dân (ra hằng tháng), Tạp chí Văn nghệ Quân đội (ra hằng tháng); Chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân (06.30-07.00, 21.00- 21.30 trên Đài Tiếng nói Việt Nam), Chương trình Truyền hình Qn đội nhân dân (mỗi tuần 30 phút, phát tối Chủ nhật trên Đài Truyền hình Việt Nam), Điện

ảnh Qn đội; Phịng Thơng tấn Báo chí (là cơ quan quản lý báo chí và phát tin, ảnh về hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân qua Thông tấn xã Việt Nam) [Phụ lục 6].

Đối với các tờ tin, tạp chí, thơng tin lưu hành nội bộ gồm 6 tờ: Quân khu 3 (1 kỳ/tháng), Quân khu 4 (1 kỳ/tháng), Quân khu 5 (1 kỳ/tháng), Quân khu 7 (1 kỳ/tháng), Quân khu 9 (2 kỳ/tháng), Tờ tin Chiến sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (1 kỳ/tháng). Tạp chí Lịch sử quân sự (Viện Lịch sử quân sự) 4 kỳ/năm; Tạp chí Hậu cần 6 kỳ/năm; tạp chí Cơng nghiệp quốc phịng và kinh tế 6 kỳ/năm; Tạp chí Y học quân sự 4 kỳ/năm.

Hoạt động của 20 tờ thơng tin: Thơng tin qn sự nước ngồi (Tổng cục 2: 1 kỳ/tháng); Thông tin Nhà trường Quân đội (Cục Nhà trường Bộ Tổng tham mưu 4 kỳ/năm); Thông tin Huấn luyện (Cục Huấn luyện chiến đấu Bộ Tổng tham mưu 4 kỳ/năm); Thông tin Công tác Dân vận (Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt Tổng cục Chính trị 4 kỳ/năm); Thơng tin Kỹ thuật quân sự (Tổng cục Kỹ thuật: không định kỳ); Thông tin Hải quân (Quân chủng Hải quân: 4 kỳ/năm); Thông tin Phịng khơng (Qn chủng Phịng khơng: 4 kỳ/năm); Thông tin Pháo binh (Binh chủng Pháo binh: 4 kỳ/năm); Thông tin Bộ đội Hóa học (Binh chủng Hóa học: 4 kỳ/năm); Thơng tin Liên lạc (Binh chủng Thông tin Liên lạc: 4 kỳ/năm); Thông tin Tăng Thiết giáp (Binh chủng Tăng Thiết giáp: 4 kỳ/năm). Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phịng chỉ đạo, đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cơ quan tổ

chức làm công tác thông tin đại chúng, báo chí xuất bản, chú trọng từng bước nâng cao đời sống tinh thần - văn hóa cho bộ đội, nhất là những nơi khó khăn gian khổ.

Với những chỉ đạo của Đảng bộ Qn đội, báo chí Qn đội ln giữ vững định hướng chính trị, thể hiện đúng đường lối quan điểm của Đảng; truyền bá sâu rộng đường lối quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước; cổ vũ kịp thời những nhân tố mới trong nhân dân và các lực lượng vũ trang, nêu cao lối sống có lý tưởng, nếp sống văn hóa. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh vạch

trần âm mưu chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc; đấu tranh tích cực chống lại các quan điểm sai trái; phê phán các quan điểm lệch lạc trong nội bộ.

Từ năm 1991 đến năm 1996, Đảng bộ Quân đội đã chỉ đạo tăng cường

cơng tác tư tưởng tồn diện, đồng bộ trên các nội dung. Tập trung chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bồi dưỡng nhận thức, quan điểm, đường lốỉ đổi mới cho cán bộ, chiến sĩ; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động, thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh cơng tác văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản theo đúng định hướng của Đảng. Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân đã thường xuyên coi trọng việc cụ thể hóa đưịng lối đổi mới, chính sách của Đảng phát triển tồn diện các mặt cơng tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kết luận chương 3

Sau hơn 4 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, đất nước đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Song bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, có nhiều thách thức, nguy cơ xuất hiện, nhiều yếu tố mới tác động đến công tác tư tưởng trong Quân đội. Trong đó, tác động lớn nhất là những biến chuyển của tình hình thế giới, sự khủng hoảng dẫn đến sụp đổ, tan rã của mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, làm cho phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng đứng đầu là đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” ra sức chống phá các nước xã hội chủ nghĩa cịn lại, trong đó xác định Việt Nam là một trọng điểm. Cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực của đất nước, công tác tư tưởng trong Quân đội đã đạt được những kết quả quan trọng, song còn nhiều hạn chế.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tư tưởng (1991 - 1996) được thể hiện trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Đảng bộ Quân đội đã chỉ đạo tăng cường công tác tư tưởng, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ra sức phấn đấu, nâng cao sức mạnh tổng hợp, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Toàn quân kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên định công cuộc đổi mới, ln là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy, kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Tuy nhiên, quá trình chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về công tác tư tưởng, bên cạnh ưu điểm cịn có những hạn chế cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác tư tưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w