Thí nghiệm đánh giá độ tin cậy

Một phần của tài liệu Phát triển công cụ giả lập hệ thống content delivery netwwork (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 6 : THỰC NGHIỆM

6.1 Thí nghiệm đánh giá công cụ giả lập CDN

6.1.2 Thí nghiệm đánh giá độ tin cậy

Luận văn này đánh giá tính đúng đắn về chức năng của công cụ giả lập thông qua 2 độ đo quan trọng là độ trễ và hit ratio. Hình 14 là hit ratio được trả về từ công cụ giả lập khi mô phỏng so sánh với hit ratio được trả về từ hệ thống thực. Trong thí nghiệm này, luận văn cũng so sánh kết quả mô phỏng giữa các tiếp cận sử dụng server HTTP đơn giản ở các replica servers so sánh với các tiếp cận sử dụng Docker container để tái triển khai Nginx như hệ thống thực. Kết quả thí nghiệm này cho thấy công cụ giả lập có thể trả về kết quả rất gần với môi trường thực tế với hit ratio tại Edge Servers và toàn hệ thống. Tuy nhiên, vẫn có một số sự khác biệt khi so sánh hit ratio của 2 môi trường này tại Regional Servers. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do trong môi trường thực tế, bộ nhớ của các server trong hệ thống CDN không chỉ lưu trữ nội dung người dùng, mà còn có một bộ phận bộ nhớ chính bị tiêu tốn bởi các dịch vụ nền khác như: hệ điều hành, dịch vụ giám sát, quản trị hệ thống,... Hơn thế nửa, phần trăm bộ nhớ chính được sử dụng cho dịch vụ lưu trữ nội dung người dùng thường được cấp phát động trong môi trường thực tế do sự ảnh hưởng từ các dịch vụ khác.

Hình 14: Hit rate trung bình tại Edge Servers, Regional Servers và toàn hệ thống của bộ giả lập và log file hệ thống thực.

(Đường màu xanh dương: Hit rate từ bộ giả lập với thiết lập custom server module. Đường màu xanh lá: Hit rate từ bộ giả lập với thiết lập Docker server

module).

Độ trễ gói tin bị tác động chính bởi sự tương quan về cơ sở hạ tầng mạng và kích thước, số lượng gói tin. Hệ thống thực sử dụng cơ sở hạ tầng mạng với bandwidth cao, điều mà công cụ giả lập không thể mô phỏng được với sự hạn chế về mặt tài nguyên của phần cứng máy chạy. Để tránh được nhược điểm này, công cụ sử dụng phương pháp giảm kích thước nội dung và bandwidth mạng như đã mô tả ở phần 4.2.5. Hình 15 cho thấy phân bố độ trễ của gói tin tại 2 khung giờ mà số lượng yêu cầu người dùng thấp nhất và cao nhất của tập dữ liệu trong môi trường thực và môi trường giả lập. Cụ thể hơn, khung giờ traffic thấp nhất là từ 4 đến 5 giờ sáng và khung giờ có traffic cao nhất là từ 19 đến 20 giờ tối. Trong thí nghiệm này, luận văn cũng so sánh giữa cách tiếp cận sử dụng HTTP server tùy chỉnh như mô tả ở phần … và cách tiếp cận triển khai lại ứng dụng thực trên Docker container. Trong môi trường thực, traffic của hệ thống có thể từ nhiều ứng dụng, dịch vụ khác nhau chứ không chỉ từ dịch vụ CDN. Đồng thời, gói tin từ người dùng không chỉ phải di chuyển giữa các

replica server nội mạng, mà nó cũng phải di chuyển trong Internet. Từ những nguyên nhân đó, phân bố của độ trễ gói tin trong môi trường thực có độ lệch lớn hơn so với môi trường giả lập. Khi so sánh độ trễ gói tin giữa 2 cách tiếp cận Server Module, 2

phân bố độ trễ xấp xỉ nhau trong cả 2 khung giờ. Điều này cho thấy, cách tiếp cận sử dụng HTTP server tùy chỉnh có khả năng mô phỏng tương tự với ứng dụng thực với độ tin cậy chấp nhận được.

Hình 15: Độ trễ của dịch vụ ở khung giờ thấp và cao điểm trả về từ bộ giả lập và log file hệ thống thực.

Một phần của tài liệu Phát triển công cụ giả lập hệ thống content delivery netwwork (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)