Một use case thực tiễn: Điều chỉnh thông số bộ nhớ cấp phát cho

Một phần của tài liệu Phát triển công cụ giả lập hệ thống content delivery netwwork (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 6 : THỰC NGHIỆM

6.1 Thí nghiệm đánh giá công cụ giả lập CDN

6.1.4 Một use case thực tiễn: Điều chỉnh thông số bộ nhớ cấp phát cho

thống CDN

Trong phần này, luận văn sẽ mô tả một ứng dụng thực tiễn của công cụ giả lập. Cụ thể hơn, nhà đầu tư hệ thống CDN thường quan tâm đến vấn đề về chi phí đầu tư khi xây dựng hay mở rộng hệ thống. Họ muốn tối thiểu chi phí đầu tư nhưng vẫn đem lại cho người dùng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Một ví dụ về tài nguyên mà họ quan tâm là RAM cho mỗi servers. Nếu cấp phát quá nhiều RAM hoặc cấp phát cho những server không cần thiết thì sẽ gia tăng chi phí mà không cải thiện chất lượng dịch vụ. Trong phần này, luận văn sử dụng lại hệ thống CDN thực ở Việt Nam và tập dữ liệu từ log file của họ. Hình 18 cho thấy hit rate của toàn hệ thống khi thay đổi RAM tại Edge và Regional Servers. Thí nghiệm cho thấy khi thay đổi lượng RAM tại Edge Servers, hit rate của toàn hệ thống không thay đổi nhiều. Trong khi đó, việc tăng bộ nhớ tại Regional Servers sẽ cải thiện hit rate của hệ thống. Điều này là hợp lý vì nội dung trong cache tại các node cha thường sẽ ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm so với các node con. Việc thay đổi kích thước cache ở node con sẽ ảnh hưởng trực tiếp và hiệu quả hơn tới hit rate của toàn hệ thống. Từ những thí nghiệm mô phỏng đơn giản ở trên, ta có thể đề xuất nhà cung cấp CDN nên đầu tư RAM ở các Regional Servers.

Hình 18: Hit rate của hệ thống CDN của công ty Việt Nam khi thay đổi Bộ nhớ tại Edge và Regional servers.

Một phần của tài liệu Phát triển công cụ giả lập hệ thống content delivery netwwork (Trang 67 - 68)