Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1284_234342 (Trang 25 - 33)

Để xây dựng cấu trúc tài chính quốc tế mới, năm 1974, Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng đƣợc thành lập bởi ngân hàng trung ƣơng của 10 quốc gia phát triển G10. Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng đã ban hành Khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của hệ thống NHTM. Đến năm 2004, Hiệp ƣớc về vốn mới (Basel II) đƣợc ban hành và đƣợc các quốc gia tự nguyện tuân thủ để đảm bảo chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Ngô Văn Chiến, 2017). Trong Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng BCBS (2001), hoạt động quản trị RRTD của NHTM phải đảm bảo tuân thủ 16 nguyên tắc đƣợc chia thành 5 nhóm, cụ thể:

- Nhóm 1: NHTM phải thiết lập môi trƣờng RRTD phù hợp. Các nguyên tắc nằm trong nhóm 1 bao gồm Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê đuyệt và định kỳ đánh giá chiến lƣợc, chính sách liên quan đến RRTD của ngân hàng. Trong đó, chiến lƣợc xây dựng phải có xác định mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu về mức sinh lời kỳ vọng đạt đƣợc với mức rủi ro chấp nhận. Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực hiên các chiến lƣợc đã ban hành và phát triển các chính sách, thủ tục liên quan đến các nội dung quản trị RRTD. Đồng thời, NHTM cũng cần đảm bảo quản lý RRTD trên tất cả danh mục sản phẩm của ngân hàng.

- Nhóm 2: Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Để một quy trình tín dụng đƣợc đánh giá lành mạnh, theo BCBS cần phải đảm bảo xác định rõ ràng chi tiết các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh là gì. Đồng thời, với vai trò là ngƣời cấp tín dụng, NHTM cần xây dựng hạn mức tín dụng tổng thể cũng nhƣ quy trình chi tiết liên quan

đến việc phê duyệt khoản tín dụng mới và gia hạn, tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành. Ngoài ra, quy trình tín dụng lành mạnh khi việc cấp tín dụng thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

- Nhóm 3: duy trì quy trình quản lý, đo lƣờng và giám sát phù hợp. Nhóm 3 bao gồm 6 nguyên tắc liên quan đến việc duy trì quy trình quản lý, đo lƣờng và giám sát phù hợp. Cụ thể là NHTM cần phải có hệ thống quản lý liên tục danh mục tài sản có RRTD. Phải có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định về trích lập dự phòng cũng nhƣ dự trữ của ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm giúp ngân hàng đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của từng khoản vay hoặc danh mục cho vay của mình. Để có thể xếp hạng cũng nhƣ thực hiện quản trị RRTD, nguồn thông tin và các ký thuật phân tích có có ảnh hƣởng lớn đến việc đo lƣờng RRTD. Không chỉ quan tâm đến RRTD của từng khoản nợ mà còn cần phải quan tâm đến RRTD xảy ra đối với danh mục tín dụng. Để thực hiện tốt quản trị RRTD, ngân hàng phải tính toán đƣợc tiềm năng thay đổi trong tƣơng lai của các khoản nợ riêng lẻ cũng nhƣ danh mục tín dụng chung.

- Nhóm 4: Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với RRTD. Theo đó, NHTM cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập trong quá trình quản trị RRTD. Kết quả đánh giá đƣợc chuyển cho Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo ngân hàng. Trong quá trình quản trị RRTD, ngân hàng cần đảm bảo RRTD nằm trong các mức thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và giới hạn nội bộ. Không chỉ vậy, các NHTM còn phải xây dựng mô hình đánh giá chất lƣợng khoản vay…

Nhằm tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc an toàn vốn, các nội dung quản trị RRTD mà NHTM cần phải thực hiện gồm:

1.2.2.1 Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Chiến lƣợc hoạt động luôn đóng vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển của ngân hàng. Dựa trên chiến lƣợc hoạt động, các nhà quản trị xây dựng nội dung liên quan đến chiến lƣợc quản trị RRTD. Thông qua hoạch định chiến lƣợc quản trị rủi ro

nói chung, quản trị RRTD nói riêng, ngân hàng có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra liên quan đến lợi nhuận và kiểm soát rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chiến lƣợc quản trị RRTD phải xác định đƣợc mục tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng, chất lƣợng tín dụng. Đặc biệt, trong chiến lƣợc quản trị RRTD, ngân hàng cần xác định rõ khẩu vị rủi ro tín dụng. Khẩu vị rủi ro tín dụng, theo BCBS, là mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận đƣợc trong quá trình thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm bên trong của ngân hàng nhƣ năng lực quản trị, quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu…, các nhà quản trị xác định khẩu vị rủi ro khác nhau.

1.2.2.2 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách tín dụng đƣợc vì nhƣ là “kim chỉ nam” của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, trong đó ban hành rõ các hệ thống quan điểm, quy tắc, quy định của ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là một phần của chính sách tín dụng do ngân hang soạn thảo. Để tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi rocho phép, chính sách quản trị RRTD của ngân hàng phải đảm bảo các nội dung cơ bản nhƣ sau:

- Chính sách về giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng: đƣa ra các quy định về giới hạn, hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cũng nhƣ phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Ví dụ nhƣ giới hạn về dƣ nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng/nhóm khách hàng liên quan, giới hạn cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm…Các quy định này góp phần giúp ngân hàng chủ động kiểm soát rủi ro, loại trừ ra những khoản vay có rủi ro cao trong quá trình quyết định tín dụng.

- Chính sách phân tán rủi ro tập trung đối với danh mục tín dụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến RRTD là rủi ro tập trung – dƣ nợ tập trung quá nhiều vào một khách hàng, một nhóm khách hàng liên quan, một lĩnh vực, ngành nghề… Việc đƣa ra các quy định liên quan đến việc phân tán rủi ro theo ngành nghề, theo khu vực địa lý, theo nhóm khách hàng... sẽ giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro tập trung.

- Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng: Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Do đó, để hạn chế rủi ro ảnh hƣởng đến việc thu hồi nợ, ngân hàng đƣa ra các quy định chặt chẽ gắn liền với khoản vay nhƣ quy định về lãi suất cho vay, vốn đối ứng, tài sản bảo đảm…

- Chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng: Dự phòng tổn thất tín dụng đƣợc sử dụng nhằm bù đắp thiệt hại khi RRTD xảy ra. Các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo quy định, để chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro.

1.2.2.3 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Tổ chức bộ máy quản trị RRTD có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quản trị RRTD của NHTM, đƣợc hiểu là cách thức tổ chức bộ phận chức năng liên quan đến hoạt động quản trị RRTD theo tiêu chuẩn xác định để đạt đƣợc mục tiêu quản trị RRTD. Giữa các bộ phận chức năng phải có mối quan hệ chặt chẽ để thƣc hiện đƣợc chính sách và chiến lƣợc ban hành. Có 2 mô hình quản trị RRTD đƣợc áp dụng phổ biến tại các NHTM hiện nay là mô hình quản lý tập trung và mô hình quản lý phân tán. Trong đó:

Mô hình quản trị RRTD phân tán là mô hình mà đơn vị kinh doanh cũng thực hiện chức năng quản lý RRTD, hay các chi nhánh cũng có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cùng với hội sở. Thông thƣờng, với mô hình quản trị RRTD phân tán, phòng tín dụng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tín dụng, bao gồm cả quản lý RRTD. Nói cách khác, đơn vị kinh doanh phụ trách hoạt động tín dụng thực hiện đầy đủ cả ba chức năng từ kinh doanh đến quản lý rủi ro và xử lý nội bộ. Mô hình này gọn nhẹ, giảm thiểu đƣợc chi phí, cơ cấu đơn giản phù hợp với những ngân hàng có quy mô nhỏ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Do không có sự tách biệt giữa 3 chức năng nên dễ xảy ra hiện tƣợng “vừa đá bóng vừa thổi còi” ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng.

Hình 1.1. Mô hình quản lý tín dụng phân tán

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015) Mô hình quản trị rủi ro tập trung là hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đƣợc tập trung tại hội sở. Mô hình quản trị rủi ro tín đụng tập trung còn đƣợc gọi là mô hình quản lý theo chiều dọc, tách biệt chức năng kinh doanh của các chi nhánh và các hoạt động quản lý đƣợc thực hiện tập trung tại hội sở. Bộ phận tín dụng đƣợc chia tách thành ba khối chức năng thực hiện nhiệm vụ độc lập khác biệt, cụ thể:

- Khối kinh doanh (front office): là khối thực hiện chức năng kinh doanh nhƣ tìm kiếm khách hàng, đƣa ra các quyết định rủi ro, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Trong hoạt động quản trị RRTD, khối kinh doanh sẽ thực hiện các chính sách, quy trình rủi ro của ngân hàng.

- Khối quản lý rủi ro (middle office): là những bộ phận phụ trách thực hiện quản lý rủi ro của ngân hàng nhƣ xây dựng quy trình, chiến lƣợc, nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuấ giới hạn cấp tín dụng có các cấp có thẩm quyền quy định.

- Khối xử lý nội bộ (back office): là những bộ phận có nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện cấp tín dụng trƣớc khi giải ngân, thông báo nhắc nợ, cập nhật, lƣu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng.

Việc tách biệt chức năng giữa các bộ phận trong quá trình cấp tín dụng góp phần làm cho cấp tín dụng trở nên khách quan cũng nhƣ đảm bảo hiệu quả quản trị RRTD nhờ việc chuyên môn hóa nghiệp vụ theo từng bộ phận cụ thể. Theo BCBS, mô hình quản trị RRTD tách biệt chức năng giữa các bộ phận trong quy trình tín dụng và thực hiện quản lý theo chiều dọc sẽ giúp ngân hàng quản trị RRTD hiệu quả hơn.

Hình 1.2. Mô hình quản lý tín dụng tập trung

1.2.2.4 Tổ chức thực hiện quản trị RRTD

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2015)

Việc thực hiện quản trị RRTD phải đảm bảo đƣợc các nội dung gồ nhận diện RRTD, đo lƣờng RRTD, kiểm soát RRTD và xử lý RRTD. Trong đó:

- Nhận diện RRTD là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài và môi trƣờng bên trong ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó, thống kê các loại rủi ro, làm cơ sở cho việc dự báo những rủi ro có thể xuất hiện để có biện pháp đo lƣờng, kiểm soát và xử lý RRTD phù hợp.

- Đo lƣờng rủi ro: Sau khi nhận diện đƣợc RRTD, ngân hàng sẽ thực hiện đo lƣờng RRTD thông qua các mô hình nhằm lƣợng hóa mức độ RRTD. Kết quả của quá trình lƣợng hóa sẽ giúp ngân hàng xác định đƣợc phần bù rủi ro, giới hạn tín dụng an toàn, các biện pháp bảo đảm cũng nhƣ trích lập dự phòng RRTD phù hợp. Muốn đo lƣờng RRTD, các ngân hàng cần phải có số liệu đầu vào đa dang, phong phú, đảm bảo tính chính xác, tin cậy. Hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đo lƣờng RRTD là phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Trong đó, mô hình định tính là những mô hình phân tích các yếu tố thuộc về đặc điểm của khách hàng nhằm có thể đƣa ra đƣợc đánh giá về mức độ rủi ro. Một số mô hình định tính đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ mô hình 6Cs, 5Ps, CAMPARI… Những mô hình này có thể cho các kết luận không đồng nhất với nhau, phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của ngƣời phân tích và có thể mang tính chủ quan. Phƣơng pháp định lƣợng là sử dụng các mô hình để lƣợng hóa các yếu tố liên quan nhằm đánh giá rủi ro vỡ nợ/khả năng trả nợ của khách hàng. Một số mô hình định lƣợng tiêu biểu trong phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhƣ là điểm số Z, hệ thống xếp hạng tín nhiệm… Bên cạnh đo lƣờng RRTD cho từng khoản vay riêng lẻ, các NHTM còn phải thực hiện đo lƣờng rủi ro danh mục tín dụng. Để đo lƣờng rủi ro danh mục tín dụng, các ngân hàng sử dụng các mô hình định lƣợng. Dựa trên khung VAR (Value at Risk) các ngân hàng có thể sử dụng các mô hình CreditMetrics của JP Morgan,PorfolioManager của KMV, CreditRisk+ của Credit Suise,CreditPorfolioView của McKinsey… để xác định mức tổn thất trong tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với độ tin cậy cho trƣớc. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng chủ động trong việc xác định tổn thất ƣớc tính tổng thể và chủ động ứng phó với rủi ro.

- Kiểm soát RRTD: NHTM thực hiện kiểm soát RRTD nghĩa là sử dụng các kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do RRTD

gây ra. Trong đó, né tránh rủi ro là ngân hàng chủ động loại bỏ những nguyên nhân gây ra RRTD. Ví dụ nhƣ nhận thấy thị trƣờng bất động sản có rủi ro quá cao, NHTM có thể tạm ngƣng không cho vay mua bất động sản. Ngăn ngừa rủi ro là chủ động tìm cách giảm bớt hoặc loại bỏ rủi ro xảy ra. Giảm thiểu tổn thất là những biện pháp mà ngân hàng áp dụng để khắc phục thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, thực hiện phân tán danh mục tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tập trung.

- Xử lý RRTD: NHTM xử lý RRTD bằng cách sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý với những khoản vay có vấn đề trong việc thu hồi nợ. Đối với các khoản vay có vấn đề, ngân hàng chủ động theo dõi chặt chẽ, tìm hiểu nguyên nhân và thái độ của khách hàng vay để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp. Một số các biện pháp xử lý mà các ngân hàng thƣờng áp dụng là cơ cấu thời gian trả nợ, gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm, miễn/giảm lãi cho khách hàng, khoanh nợ, bán nợ.

Các nội dung này phải đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc, phối hợp nhịp nhàng với sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng ban chức năng khác nhau.

1.2.2.5 Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

Hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản trị RRTD giúp kịp thời phát hiện những vấn đề còn hạn chế để có biện pháp xử lý kịp thời. Hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình quản trị RRTD đƣợc thực hiện xuyên suốt từ trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Nội dung kiểm tra, giám sát là phát hiện sớm các vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện quản trị RRTD tại ngân hàng. Trong đó, kiểm soát trƣớc khi cho vay nhằm đánh giá quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cũng nhƣ việc tuân thủ các quy định trong quá trình ra quyết định tín dụng.

Kiểm soát trong khi cho vay: là hoạt động kiểm soát sau khi ban hành quyết định tín dụng, phải đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá tình giải ngân, quá trình sử dụng vốn của khách hàng, thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu 1284_234342 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w