Về đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1284_234342 (Trang 77 - 78)

BIDV Long Anđang sử dụng phƣơng pháp phán đoán với mô hình 6C và phƣơng pháp định lƣợng thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm để đo lƣờng RRTD khách hàng vay. Muốn nâng cao chất lƣợng hoạt động đo lƣờng RRTD, đối với việc đánh giá theo mô hình 6C, đòi hỏi chi nhánh phải tập trung nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên về kiến thức, kinh nghiệm nguyên nhân là do mô hình 6C là mô hình sử dụng phƣơng pháp phán đoán để đánh giá, ƣớc lƣợng rủi ro của khách hàng vay (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Nguyên nhân việc đo lƣờng RRTD theo mô hình 6C phụ thuộc lớn vào chất lƣợng nhân viên. Ngân hàng cần chú trọng công tác đào tạo, cập nhật kiến thức, luật pháp cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng cho nhân viên. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đánh giá nhân viên sau quá trình đào tạo kết hợp với cơ chế khen

thƣởng, xử phạt hợp lý sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên chủ động nâng cao kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nghề nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Đặc biệt, cần có cơ chế xử phạt đúng đắn, nghiêm khắc với những cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm các quy định về nghiệp vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp dù gây hay chƣa gây ra hậu quả cho ngân hàng.

Ngoài mô hình 6C theo quy định của BIDV, CN có thể chủ động thực hiện đo lƣờng RRTD khách hàng vaytheo mô hình điểm số Z. Việc xây dựng file excel đƣợc thiết kế để tính toán các chỉ tiêu và tính ra điểm số Z không mất quá nhiều thời gian. Sau đó, nhân viên chỉ cần nhập các thông tin liên quan đến chỉ số Z, kết quả chỉ số Z là kênh tham chiếu để nhân viên có cái nhìn khách quan hơn về khách hàng vay, nhằm đánh giá lại với kết quả phân tích theo mô hình truyền thống 5C.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV về cơ bản đảm bảo đƣợc việc chấm điểm trên hai nhóm tiêu chí tài chính và nhóm tiêu chí phi tài chính. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ quy đổi ra mức điểm số và xếp hạng khách hàng, chƣa hỗ trợ ngân hàng trong việc đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến từng nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề hay từng khu vực phát triển. Bên cạnh đó, HTXHTDNB này cần xem xét đến việc nâng cấp giúp ngân hàng có thể xác định đƣợc giá trị tổn thất không ƣớc tính đƣợc đối với mỗi khoản vay hoặc trên từng khách hàng.Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngân hàng ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro hiện đại trong thời gian tới (Dƣơng Ngọc Hào, 2015)

Một phần của tài liệu 1284_234342 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w