- Chiến lược sản phẩm
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT
3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. ty Cổ phần Nhà Việt.
Những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và sự đổi mới trong nhu cầu của người tiêu dùng, hàng loạt các công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất nội thất, xây dựng, quảng cáo… được thành lập ra với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn những thay đổi đó. Công ty Cổ phần Nhà Việt là một trong những công ty đang dần khẳng định được vị trí của mình trong những lĩnh vực: thiết kế, quảng cáo, xây dựng và sản xuất nội thất. Để đứng vững trên thị trường, chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao mức lợi nhuận trong điều kiện ngày càng có nhiều đối thủ cạnh trang đòi hỏi tất cả các mảng hoạt động kinh doanh của Công ty phải đạt được hiệu quả cao nhất có thể; bất kỳ một dấu hiệu nào bất ổn đều phải được khắc phục và cải thiện nhanh chóng. Để làm được điều đó Công ty Cổ phần Nhà Việt không được tự thỏa mãn với những gì mình đang có mà mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong Công ty phải thường xuyên xem xét, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm phát huy tối đa ưu điểm của Công ty đồng thời hạn chế được những mặt hạn chế, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Là bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý, phản ánh thông tin về vốn, nguồn vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh … cùng với quá trình phát triển của Công ty, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh cũng đòi hỏi không ngừng được hoàn thiện. Công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh phải được tổ chức hợp lý, có sự phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm đến từng thành viên, tập hợp và thông báo kịp thời các thông tin kinh tế cho các cấp quản lý để có được các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt đang ngày càng được chú trọng. Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, em nhận thấy công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty có nhiều ưu điểm tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần điều chỉnh.
3.1.1. Những ưu điểm:
Nhìn chung em nhận thấy công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang đáp ứng được nhu cầu quản lý và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định của
các nhà quản trị. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh dưới các góc độ tài sản, nguồn vốn và chi phí đã phản ánh được hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn cũng như chi phí của Công ty.
Tại Công ty Cổ phần Nhà Việt,việc phân tích hiệu quả kinh doanh được giao phó cho những người có trình độ chuyên môn cao và có khả năng đưa ra được những nhận xét, những kết luận mang tính khách quan và tổng thể. Do vậy kết quả của các báo cáo phân tích hiệu quả kinh doanh luôn được Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty đánh giá rất cao.
Các tài liệu phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả kinh doanh được trình bày rõ ràng, đúng mẫu, được lưu giữ và bảo quản cẩn thận.
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, Công ty Cổ phần Nhà Việt cũng sử dụng phương pháp so sánh. Việc lựa chọn này là hoàn toàn hợp lý, bởi có so sánh thì người ta mới nhìn nhận được sự biến đổi của các chỉ tiêu kinh tế và đánh giá được xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó là theo chiều hướng tốt hay xấu.
Có thể nói, trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích một cách đúng đắn và tương đối hợp lý để từ đó làm nên những báo cáo phân tích trung thực, đáng tin cậy góp ích cho công tác định hướng kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Những tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm về phân tích hiệu quả kinh doanh đã kể ở trên thì công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt còn một số tồn tại như:
+ Tài liệu phân tích mới chỉ gói gọn trong việc sử dụng Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các sổ kế toán của Công ty mà chưa kết hợp với các thông tin về tỷ suất lãi vay của ngân hàng.
+ Nội dung phân tích mới chỉ ở góc độ tổng quát hoạt động chung của toàn Công ty chứ chưa chi tiết cho từng hoạt động Quảng cáo, Nội thất, Thiết kế, Xây dựng và Thương mại.
3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt Cổ phần Nhà Việt
Thông qua việc đánh giá chung, em nhận thấy công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt còn một số tồn tại nhỏ cần điều chỉnh. Dưới góc độ của một sinh viên sắp tốt nghiệp, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt trong những năm tới. Tuy nhiên đề tài về phân tích là một đề tài khó, với trình độ và thời gian nghiên cứu của bản thân có hạn, nên trong Chuyên đề này em chỉ xin phép được nêu ra những giải pháp mang tính vĩ mô về hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt.
3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích
Để phục vụ tốt hơn công tác phân tích hiệu quả kinh doanh, trong quá trình phân tích, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt nên kết hợp sử dụng các Báo cáo tài chính, các sổ kế toán của Công ty với bản thông tin tỷ suất lãi suất vay của ngân hàng. Đồng thời so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Công ty vừa tính được với các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiên tiến cùng ngành, của các công ty cổ phần có phương thức hoạt động, loại hình hoạt động tương tự đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán … để Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị của Công ty đề ra mục tiêu và phương hướng phấn đấu chung cho toàn Công ty.
3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích
Hiện tại, khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đang sử dụng hai phương pháp phân tích, đó là: phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Tuy nhiên, trong phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng, mục tiêu của các nhà quản trị là nhận diện thông tin nhanh và chính xác, do vậy khi tiến hành phân tích, các nhà phân tích có thể lựa chọn thêm một phương pháp nghiên cứu: phương pháp đồ thị. Khi sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích, các chỉ tiêu tài chính được biểu diễn thông qua các đồ thị. Các đồ thị biểu diễn có dạng đường thẳng, đường cong, hình trụ, hình tròn, hình cột …
3.2.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích
Hiện tại, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, Công ty Cổ phần Nhà Việt đang xoay quanh việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn và chi phí của Công ty. Để nâng cao hiệu quả phân tích khi tiến hành phân tích nên lưu ý đến những điểm sau:
Thứ nhất, trong phân tích hiệu quả kinh doanh, khi phân tích chỉ tiêu ROE ta có thể xây dựng phương trình kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ROE, ROA và đòn bẩy tài chính.
ROE
=
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế
x Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu Tài sản Vốn chủ sở hữu
bình quân bình quân bình quân
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Gắn với thực tế ta có:
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007
1) Lợi nhuận sau thuế 1000đ 717.674 1.021.172 2) Tài sản bình quân 1000đ 3.141.064 4.459.177 3) Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 1.813.761 2.683.184 4) ROA {=chỉ tiêu (1)/(2)} 0,228 0,229 5) Đòn bẩy tài chính {=chỉ tiêu (3)/(4)} 1,73 1,66 6) ROE {=chỉ tiêu (4)x(5)} 0,39 0,38
Như vậy, thông qua việc xây dựng phương trình kinh tế trên các nhà phân tích cuả Công ty Cổ phần Nhà Việt sẽ thấy được: trong thời gian tới muốn ROE cao thì ROA và đòn bẩy tài chính cũng phải cao. Để đạt được điều đó, các nhà quản trị Công ty Cổ phần Nhà Việt phải căn trên tình hình thực tế của Công ty cân nhắc để huy động vốn vay tới 1 mức độ nào đó đảm bảo cho ROE cao, khi đó ROA cũng tăng nhanh, góp phần cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển.
Thứ hai, khi phân tích hiệu quả sử dụng tiền vay nên so sánh giữa chỉ tiêu ROA, ROE và tỷ suất lãi vay của ngân hàng. Việc so sánh này đưa lại cho doanh nghiệp các cách phản ứng đối với việc vay tiền đầu tư.
+ Trường hợp chỉ tiêu ROA cao hơn tỷ suất tiền vay của ngân hàng thì khi đó doanh nghiệp cần vay thêm tiền để đầu tư.
+ Trường hợp chỉ tiêu ROA nhỏ hơn tỷ suất tiền vay ngân hàng thì khi đó doanh nghiệp không vay tiền để đầu tư vì hiệu quả kinh doanh kém, không đủ thanh toán tiền gốc, dấu hiệu rủi ro xuất hiện.
Thứ ba, trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã xây dựng các báo cáo phân tích dưới dạng các bảng sau đó đánh giá nhận xét tổng quan về tình hình hiện tại của doanh nghiệp và đưa ra những phương hướng trình Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty. Tuy nhiên, hiện tại các bảng phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt được trình bày khá đơn giản, độ phản ánh thông tin so sánh là chưa cao. Bảng phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt theo mẫu hiện tại như sau:
Ví dụ: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007