- Chiến lược sản phẩm
dang (=chỉ tiêu 9/8)
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn.
2.4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu đó là nguồn vốn cơ bản của các doanh nghiệp, thường quyết định
đến tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do vậy để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu vốn chủ sở hữu phù hợp sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh, điều kiện huy động vốn của doanh nghiệp mình. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE):
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau 1 kỳ hoạt động, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Chỉ tiêu ROE đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp mang đi đầu tư.
Bảng số 6: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007
70) 2) Vốn chủ sở hữu bình quân {=(Vốn CSH năm trước+Vốn CSH năm nay)/2} 1000đ = (1.454.924+ 2.172.598) /2 = 1.813.761 = (2.172.598 + 3.193.771) /2 =2.683.184 3)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so vốn chủ sở hữu bình quân
(ROE) (=chỉ tiêu 1/2)
- 0,3956 0,3806
Qua bảng phân tích trên thấy được năm 2007, các cổ đông của Công ty Cổ phần Nhà Việt đem đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 0,3806 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 3,79% so với năm 2006, năm 2006 các cổ đông của Công ty Cổ phần Nhà Việt đem đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 0,3956 đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Nhà Việt trong năm 2007 đã tăng 42% so với năm 2006, tuy nhiên hệ số ROE lại giảm tuy không nhiều nhưng cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Năm 2007 là một năm mà thị trường có khá nhiều biến động nhưng cũng không thể căn vào đó để lý giải cho việc hệ số ROE giảm. Các cấp quản trị của Công ty cần có đường lối điều chỉnh đúng đắn để đối phó lại những biến động của thị trường và đổi mới phương thức kinh doanh sao cho đồng vốn mà các cổ đông đầu tư vào Công ty Cổ phần Nhà Việt trong năm 2008 sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty và tăng cường niềm tin và sự ủng hộ của các cổ đông trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2.4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay.
Các doanh nghiệp để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thường có hoạt động vay ngắn hạn, vay dài hạn. Song doanh nghiệp cũng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay để
đưa ra quyết định phù hợp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay người ta sử dụng các chỉ tiêu: Chỉ tiêu hệ số chi trả lãi vay:
Hệ số chi trả lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán chi phí lãi vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp vay tiền để đầu tư.
Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn gốc vay:
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn gốc vay =
Lợi nhuận sau thuế Vốn gốc vay
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng 1đồng vốn vay thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán vốn gốc vay:
Hệ số thanh toán
vốn gốc vay =
Vốn khấu hao thu hồi + Lợi nhuận sau thuế
Vốn gốc vay
Chỉ tiêu này được tính cho một năm hoạt động, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán vốn gốc vay là tốt.
Bảng số 7: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007
1) Lợi nhuận sau thuế (Mã số
70) 1000đ 717.674 1.021.172
2) Chi phí lãi vay (Mã số 22) 1000đ 57.695 78.176 3) Vốn gốc vay (Mã số 311+320) 1000đ 577.000 558.734 4) Vốn gốc vay bình quân {=(Vốn gốc vay năm trước+Vốn gốc vay năm
nay)/2}
1000đ 510.100 567.867
thu hồi
6) Hệ số chi trả lãi vay {=chỉ
tiêu (1+2)/(2)} - 13,439 14,062
7)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn gốc vay bình quân (=chỉ tiêu 1/4) - 1,4069 1,798 8) Hệ số thanh toán vốn gốc vay {=chỉ tiêu (5+1)/(3)} - 1,5243 2,303
Qua bảng phân tích trên thấy được khả năng thanh toán chi phí lãi vay và vốn gốc vay của Công ty là tốt, hệ số chi trả lãi vay năm 2007 cao hơn năm 2006 là 4,6%, sở dĩ có điều này là do trong năm 2007 phát sinh nhiều khoản vay nhỏ, ngắn hạn, khả năng quay vòng vốn vay khá tốt nên vẫn đảm bảo hệ số thanh toán vốn gốc vay năm 2007 cao hơn năm 2006 là 1,5 lần. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn vay của Công ty cũng phát triển theo chiều hướng tốt. Năm 2007, Công ty Cổ phần Nhà Việt sử dụng 1đồng vốn vay thì thu được 1,798 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn 27,8% so với năm 2006; năm 2006 Công ty sử dụng 1đồng vốn vay chỉ thu được 1,5243 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây chính là những nhân tố hấp dẫn Công ty vay tiền để đầu tư.