Phương pháp so sánh.

Một phần của tài liệu Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt” docx (Trang 26 - 27)

- Chiến lược sản phẩm

2.3.1.Phương pháp so sánh.

doanh nghiệp này vay vốn

2.3.1.Phương pháp so sánh.

Trong phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhằm để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu tài chính giữa hai hay nhiều thời

điểm. Khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích, người ta lưu tâm đến ngưỡng dùng so sánh. Ngưỡng dùng so sánh phải khoa học. Trong thực tiễn, ngưỡng dùng so sánh bao gồm:

+ Trị số của kỳ kế hoạch, dự toán, kỳ trước.

+ Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp điển hình. + Các chỉ tiêu tài chính được công bố trên thị trường chứng khoán.

Thông thường, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đó chính là một bảng kê các chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự nội dung, nhằm nghiên cứu bản chất của hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, một tổ chức.

Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh:

+ Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau.

+ Các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế, về chỉ tiêu biểu hiện và phương pháp tính toán.

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh như: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân, so sánh mức biến

động tương đối điều chỉnh theo quy mô chung. Trong đó, mức độ tương đối được tính theo theo công thức:

Mức độ tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh Nhìn chung, nội dung so sánh bao gồm:

+ So sánh chỉ tiêu thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng biến động của chỉ tiêu. + So sánh chỉ tiêu thực tế với kế hoạch đã xây dựng nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của chỉ tiêu. + So sánh chỉ tiêu thực tế của đơn vị này so với đơn vị khác (các đơn vị có cùng điều kiện sản xuất kinh doanh) nhằm đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị.

Trên thực tế, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và chi phí qua các năm. Cụ thể:

• Tính và so sánh Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.

• Tính và so sánh Hệ số doanh thu thuần so với tài sản (SOA) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.

• Tính và so sánh Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.

Thông qua xu hướng biến động của các chỉ tiêu và ý nghĩa của từng chỉ tiêu, các nhà phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đưa ra những nhận xét và những phương hướng giải quyết trong thời điểm hiện tại và xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai; lập báo cáo trình Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt” docx (Trang 26 - 27)