Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu 0246 (Trang 53 - 55)

- Phòng doanh nghiệp: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ tổ

2007 2008 2009 So sánh 2008/ So sánh 2009/

3.4.3.1. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Năm 2007, với chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng của Chính phủ, Hội sở Ngân hàng Techcombank đã ban hành quy chế nhằm hướng dẫn quy trình, cách thức trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Vì đây là một hoạt động mới nên nguồn vốn sử dụng cho vay tiêu dùng còn khiêm tốn. Do vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay nhỏ và có sự thay đổi theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bảng 3.5 : Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của TCB – CN Hồ Chí Minh

ĐVT: tỷ đồng Năm

Dư nợ cho vay

2007 2008 2009 Tỷ lệ 2008/2007 2008/2007

Tỷ lệ 2009/2008 Tổng dư nợ cho vay 2,525 3,403 6,298 34.77% 85.07%

Tổng dư nợ CVTD 38 58 450 52.6% 676%

Tổng dư nợ cho vay khác 2,487 3,345 5,848 34.5% 75%

Tổng dư nợ CVTD/ Tổng dư nợ cho vay khác

1.52% 1.73% 7.7% 13.8% 345%

Tỷ trọng CVTD/ Tổng dư nợ cho vay

1.5% 1.7% 7.15% 13.3% 320%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TCB – CN Hồ Chí Minh) Biểu đồ 3.2 : Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của TCB – CN Hồ Chí Minh

ĐVT : tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TCB – Chi nhánh Hồ Chí Minh)

Theo phân tích hoạt động kinh doanh của TCB – CN Hồ Chí Minh ở chương 2 chúng ta đã phần nào thấy được những kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống TCB. Do năm 2007 với chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng của Chính phủ, TCB đã

38 450 450 58 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, kinh doanh cá thể với nhiều sản phẩm thiết thực với lãi suất cho vay cạnh tranh và sự cải tiến không ngừng về sản phẩm tiêu dùng của mình. Nhìn chung tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của TCB – CN Hồ Chí Minh tăng lên rõ rệt trong ba năm vừa qua điều này chứng tỏ rằng TCB – HCM đã nắm bắt xu thế mới trên thị trường và đã có sự thay đổi trong phương thức hoạt động kinh doanh của mình. Chúng ta có thể nhận thấy rõ tỷ trọng của lĩnh vực tiêu dùng tăng lên nhanh chóng (từ việc chỉ chiếm 1.5% trong tổng dư nợ cho vay vào thời điểm năm 2007 lên đến 1.7% vào cuối năm 2008 và đạt mức 7.15% vào cuối năm 2009). Và một con số thật ấn tượng: 676% đó chính là tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2009. Đây là mức tăng trưởng rất cao về số tuyệt đối lẫn tương đối. Kết quả đó có được là nhờ áp dụng lãi suất thỏa thuận trong cho vay tiêu dùng của NHNN với chủ trương kích cầu tiêu dùng vào năm 2009, TCB đã tăng trưởng dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng. Điều này là một cơ hội lớn cho TCB mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng tạo sự tăng trưởng mới đối với cho vay tiêu dùng trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty quản lý và khai thác tài sản AMC ra đời vào năm 2008 như là một lời cam kết của TCB đến với khách hàng cá nhân trong việc quản lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ tốt dịch vụ kho bãi góp phần nâng cao tính an toàn và chất lượng dịch vụ. Điều đó cho thấy TCB đã và đang định hướng một chiến lược phát triển lâu dài, trở thành ngân hàng bán lẻ đanăng lớn nhất nước. Giữa bối cảnh nền kinh tế luôn gặp nhiều biến động và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng ở TCB vẫn không ngừng tăng lên. Đó là một kết quả rất đáng tuyên dương của tập thể nhân viên Khối Dịch vụ tài chính và ngân hàng cá nhân TCB – Hồ Chí Minh, hy vọng trong năm 2010 này TCB sẽ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để có thể phát triển hơn nữa và thị trường cho vay tiêu dùng sẽ hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0246 (Trang 53 - 55)