2 Thu lãi tín dụng chung 300.6 695.003 859.673 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.2.5. THỰC HIỆN MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁ HỢP LÝ
Bên cạnh chiến lược về sản phẩm thì chiến lược về giá cũng là một chiến lược rất quan trọng trong cạnh tranh. Tại VPBank, ngoài tỷ giá hối đoái niêm yết theo Vietcombank Trung ương, là một tỷ giá khá hấp dẫn và phù hợp với thị trường, còn lại Lãi suất và phí dịch vụ đều do ngân hàng quyết định. Trong 2 loại giá này thì loại nào cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố cung cầu và sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Thực tế cho thấy rằng, không có một NHTM nào có thể dễ dàng dùng lãi suất hay phí để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh vì các NHTM khác cũng sẽ lập tức thay đổi giá để giữ khách của mình, cho dù việc đó có ảnh
VPBank không nên coi giá cả là công cụ cạnh tranh chính bởi ngân hàng chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh được với những NHTM lớn sẵn sàng cạnh tranh bằng giá (vì dù chênh lệch lãi suất của họ nhỏ nhưng quy mô giao dịch lớn sẽ giúp họ vẫn tăng được doanh thu).
Do đó, trong tương lai VPBank phải duy trì một chính sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của thị trường và điều kiện của ngân hàng. Ngân hàng phải nhận thức rõ vấn đề : giá cả không phải chỉ do cung cầu thị trường quyết định mà còn dựa trên sự cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ đó. Như vậy, thay vì liên tục tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, VPBank có thể vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt như : mức lãi suất khác nhau đối với các dự án khác nhau, khách hàng khác nhau, với các giai đoạn, thời kỳ khác nhau, trong trường hợp khác nhau hay trong huy động vốn thì chia nhỏ kỳ hạn, tăng thêm tiện ích bổ sung, đa dạng phương thức trả lãi để không phải tăng lãi suất quá cao. Với phí dịch vụ, cũng nên phân chia theo loại hình thanh toán, giá trị món thanh toán, khách hàng truyền thống... để vừa có tính cạnh tranh lại khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng.