Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam " pot (Trang 62 - 66)

2 Thu lãi tín dụng chung 300.6 695.003 859.673 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)

2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động của Ngân hàng.

Là một ngân hàng cổ phần đô thị và hiện đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt vì vậy VPBank luôn phải đổi mới mình để phù hợp với thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Qua 4 năm thực hiện đề án cải tổ ngân hàng, các hoạt động kinh doanh tại VPBank đã có sự đổi mới cả về chất và lượng. Thể hiện trên 3 mặt sau:

Trước hết là về số lượng sản phẩm dịch vụ mới ,hiện nay xuất hiện hàng loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua nhà mới) của các ngân hàng như TechcomBank, ACB, SacomBank, phần lớn các sản phẩm này đều nâng thời hạn cho vay (10-15 năm) nâng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (lên 80%), giảm lãi suất, cho vay cũng như giảm số tiền gốc phải trả trong thời gian đầu. VPBank cũng đã đưa ra sản phẩm mới của mình vào ngày 4/5/2006, Chủ tịch HĐQT VPBank đã ký Quyết định số 207-2006/QĐ-HĐQT ban hành thể lệ mới về cho vay mua ô tô. Điểm mới của thể lệ cho vay mua ô tô là trong trường hợp khoản vay của khách hàng được bảo đảm bằng chính chiếc ô tô là tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe (thay vì 65% như mức cho vay cũ) và thời hạn cho vay tối đa là 4 năm (quy định cũ là 3 năm). Trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác (không phải tài sản hình thành từ vốn vay) mức cho vay tối đa có thể lên tới 90% giá mua xe, tuỳ thuộc giá trị tài sản bảo đảm thực tế.

Riêng về lĩnh vực cho vay mua ô tô, VPBank được đánh giá là khá có uy tín đối với các đại lý ô tô lớn và có uy tín với người tiêu dùng. Từ lâu trên địa bàn cả nước VPBank đã ký hết hợp đồng liên kết với một số đại lý ô tô như Ford Thăng Long, Toyota Thăng Long, ISU2U, MITSUBISHI để tài trợ cho khách hàng mua xe. Bản thân các cán bộ tín dụng cá nhân cũng hình thành nên các mối quan hệ với các nhân viên kinh doanh xe ô tô tạo điều kiện tốt để VPBank thiết lập mối quan hệ với khách hàng có nhu cầu mua xe mà chưa đủ khả năng về tài chính.

Song phải khẳng định rằng các sản phẩm của VPBank chưa được đặt tên thương mại -nhãn hiệu hàng hóa-để phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, do đó chưa gây được sự chú ý quan tâm của khách hàng; giả sử như bên Techcombank có các sản phẩm như" nhà mới" hay mua "ôtô xin", hay mới đây là sản phẩm "gia đình trẻ". Từ ngữ trên tờ rơi quảng cáo còn mang nặng tính thuật ngữ chuyên ngành dẫn đến gây khó khăn nhất định cho một bộ phận khách hàng khi đọc và hiểu thấu đáo.

VPBank mới dừng lại ở cho vay thế chấp chứ chưa triển khai các loại hình cho vay tín chấp. Những đối tượng có khả năng vay cao nhất là cán bộ công nhân viên, Nhà nước, được cơ quan chứng nhận có thu nhập ổn định và cam kết thu đủ nợ vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng hoàn trả vốn vay. Đây là lĩnh vực cho ay rất có tiềm năng , trong tương lai khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì đây sẽ là hoạt đọng cho vay chính để vượt lên các đối thủ.VPbank cần sớm đẩy mạnh hoạt động cho vay tín chấp của mình

Thứ hai : Số lượng các phòng giao dịch và chi nhánh mới. Trong năm 2007, VPBank đã mở thêm 36 Phòng giao dịch mới . Đến thời điểm 31/12/2007, tổng số đầu mối giao dịch của ngân hàng là 100 đơn vị. Các chi nhánh, phòng giao dịch của VPBank hầu hết tập trung ở những thành phố lớn, những khu vực đông dân cư hay nơi tập trung nhiều cơ quan trường học nên mặc dù mới ra đời nhưng cũng đã thu được nhiều lợi nhuận, nhiều chi nhánh đã có lãi chỉ sau gần một năm hoạt động.

Bên cạnh các chi nhánh, phòng giao dịch, VPBank cũng có quan hệ đại lý với một số ngân hàng trong nước, các ngân hàng trên thế giới, các công ty kiều hối và chuyển tiền nhanh nhằm sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Từ khi đề ra chiến lược kinh doanh mới vào năm 2000 và sự thay đổi nhân sự trong bộ máy quản trị điều hành vào năm 2006 thì đến nay VPBank vẫn duy trì bộ máy tổ chức – quản trị cũ và kiên định với chiến lược kinh doanh đã đề ra. Bên cạnh bộ máy tổ chức quản trị cấp cao thì những cán bộ quản trị cấp thấp được đề bạt mới những năm qua cũng khá nhiều, đa phần họ có tuổi đời trẻ, năng động, có trình độ, có trách nhiệm với công việc. Đây là một lợi thế rất lớn của VPBank trong quá trình cạnh tranh.

Với quá trình cung ứng dịch vụ thì từ năm 2005 tới nay VPBank luôn có sự cải tiến nên so với thủ tục của các NHTM nhà nước thì quy trình của VPBank khá đơn giản và linh hoạt.

Như vậy, kể từ khi cải tổ toàn diện đến nay, hoạt động của VPBank đã có nhiều đổi mới kể cả trong kinh doanh lẫn quản trị điều hành. Đặc biệt là những đổi mới này đã và đang đem lại nhiều thành công cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh của mình.

2.5.4.Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng

Các ngân hàng cạnh tranh nhau là để thu hút được nhiều khách hàng thông qua việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng. Sự hài lòng của khách hàng có được là do chất lượng dịch vụ cung ứng và những đổi mới trong hoạt động của ngân hàng và thước đo sự hài lòng ấy là khả năng tăng trưởng về thị phần và số lượng khách hàng. Tại VPBank, chưa thống kê chính xác số lượng khách hàng đã giao dịch tại ngân hàng nhưng có thể dựa vào một số khía cạnh sau để đánh giá:

Một là, số lượng khách hàng đến gửi tiền và vay vốn ở VPBank ngày càng tăng. Xuất phát từ chiến lược ngân hàng bán lẻ hàng đầu nên khách hàng tại VPBank chủ yếu là dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, những năm qua, hoạt động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện đang rất phát triển vì vậy cả huy động vốn và cho vay đối với khu vực này đều tăng.

Khách hàng đang đến với ngân hàng ngày càng đông, chẳng hạn theo ước tính của phòng Tổng hợp số khách hàng đến vay vốn tại VPBank năm 2007 đã tăng lên hơn 40000 khách hàng, tăng gần 6000 khách hàng so với năm 2006. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ tại VPBank lại chưa có dấu hiệu tăng trưởng bằng hai hoạt động trên.

Sự hài lòng của khách hàng đối với VPBank còn thể hiện qua sự tăng trưởng thị phần trong hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Kết luận chương 2: Qua phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng, xem xét những biện pháp mà ngân hàng sử dụng trong cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của VPBank theo những chỉ tiêu cơ bản có thể thấy rằng sức cạnh tranh của VPBank chỉ đang ở mức trung bình khá. Ngân hàng có một số lợi thế so với các NHTMCP khác ở hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và đội ngũ nhân viên song lại có nhiều hạn chế về hoạt động dịc vụ và phát triển sản phẩm mới trong khi dịch vụ ngân hàng hiện đại đang là lĩnh vực cạnh tranh cơ bản

của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, do trải qua một thời gian dài cải tổ toàn diện nên cho đến nay, hoạt động của VPBank mới đang dần được khôi phục và phát triển vì vậy việc nâng cao sức cạnh tranh còn đang ở phía trước

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO khả năng CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam " pot (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w