Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chất lượng nguồn nhân lực tại Bưu Điện Tỉnh Bắc Giang (Trang 53 - 54)

I. MỞ ĐẦU

2.3.1.Phương pháp nghiên cứu

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.1.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.1. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Đối tượng nghiên cứu được tiến hành đối với Bưu điện tỉnh Bắc Giang. Phương pháp định lượng được tác giả tiến hành vào tháng 5 năm 2021 trên số lượng mẫu quan sát là 100 phần tử. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp lấy mẫu tiện lợi kết hợp với phương pháp lấy mẫu phân tầng. Trong đó cơ sở để phân tầng mẫu nghiên cứu là dựa vào vị trí công việc và cấp bậc của cán bộ nhân viên được phỏng vấn. Các bảng hỏi sau khi được thu thập, tác giả tiến hành mã hóa các câu hỏi và nhập dữ liệu vào hệ thống.

44

Nghiên cứu được thực hiện đối với một mẫu nghiên cứu gồm 200 phần tử là những cán bộ nhân viên của Bưu điện tỉnh Bắc Giang, trong đó có 38 người được hỏi là nam giới chiếm 39% tổng số phần tử của mẫu và người được hỏi là nữ chiếm 51% tổng số phần tử của mẫu nghiên cứu. Độ tuổi của những người được hỏi đa số là từ 30 - 45 tuổi (61%), tiếp theo là trên 45 tuổi (22%). Về vị trí công việc, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân viên kinh doanh tiếp thị & CSKH (36,1%) tiếp đó là bộ phận Giao dịch viên, công nhân viên khai thác, Công nhân khai thác PHBC 30,5%, còn lại là các bộ phận khác.

2.3.1.2. Mẫu điều tra

Để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, luận văn tiến hành như sau: Tác giả luận văn sử dụng công thức Slovin để xác định kích thước mẫu và tiến hành khảo sát. Với số mẫu tối thiểu n = 100 người. Trong các bảng hỏi gửi đi khảo sát lấy số phiếu hợp lệ (98/100). Cơ cấu khảo sát cũng được phân ra theo giới tính (nam, nữ); theo độ tuổi (dưới 30 tuổi; 30 đến 40; 41 đến 50 và trên 50 tuổi); Theo trình độ (Trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học)

Do hạn chế về điều kiện và thời gian nên tác giả chỉ nghiên cứu được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Bắc Giang qua các tiêu chí về thể lực và tâm lực. Còn tiêu chí về trí lực được tác giả được thể hiện và phân tích thông qua số liệu thứ cấp đã được trình bày cụ thể ở mục 2.2.1. Sau đây là kết quả thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Bắc Giang mà tác giả thu thập được.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chất lượng nguồn nhân lực tại Bưu Điện Tỉnh Bắc Giang (Trang 53 - 54)