Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chất lượng nguồn nhân lực tại Bưu Điện Tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 63)

I. MỞ ĐẦU

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.2. Kết quả nghiên cứu

2.3.2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực

Thể lực cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển trí tuệ của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đối với ngành Bưu chính thì tiêu chí về thể lực được xếp sau các tiêu chí về trí lực.

Thể chất nguồn nhân lực

Để đánh giá về thể chất nguồn nhân lực, có thể sử dụng các chỉ số về độ tuổi làm việc, chiều cao và cân nặng của nguồn nhân lực đang tham gia làm việc tại Bưu

45

điện tỉnh Bắc Giang. Theo như bảng kết quả cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Bắc Giang ở mục 2.2.1, thì nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Bắc Giang có độ tuổi dưới 30 và nhóm độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất tại Bưu điện tỉnh Bắc Giang và đang có xu hướng tăng lên. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe tốt, được đánh giá là đạt độ chín cả về tư duy và hành động và đóng vai trò lâu dài trong sự phát triển của Bưu điện tỉnh Bắc Giang.

Dưới đây, là kết quả mà tác giả thu được trong quá trình khảo sát:

Bảng 2.7: Chỉ tiêu về chiều cao cân nặng của đội ngũ nhân sự Bưu điện tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: Người Chỉ số về chiều cao Nữ Tiêu chí Số lượng Nam Tiêu chí Số lượng Dưới 1m60 15 Dưới 1m65 7 1m60 – 1m65 34 1m65 – 1m70 10 Trên 1m65 – 1m70 13 Trên 1m70 – 1m75 18 Trên 1m70 0 Trên 1m75 3 Tổng số 62 Tổng số 38 Chỉ số về cân nặng Nữ Tiêu chí Số lượng Nam Tiêu chí Số lượng 45kg – 50kg 36 55kg – 60kg 7 Trên 50kg – 55kg 20 Trên 60kg – 65kg 15 Trên 55kg – 60kg 6 Trên 65kg – 70kg 11

46

Trên 60kg 0 Trên 70kg 5

Tổng số: 62 Tổng số: 38

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Từ bảng trên cho thấy chỉ số sức khỏe của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Bắc Giang tương đối tốt. Chỉ số cân nặng của nữ dao động từ 45kg đến 60kg, chiều cao từ 1m60 đến 1m70; sức khỏe bình thường, khá tốt và ổn định. Chỉ số cân nặng đối với nam dao động từ 55kg đến 70kg, chiều cao từ 1m65 đến 1m75, sức khỏe của nam cũng tương đối tốt và ổn định.

Như vậy, tổng quan thể lực của nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Bắc Giang được đánh giá là khỏe mạnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo điều kiện cần và đủ để làm việc.

Sức khỏe nguồn nhân lực

Sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thể lực của nguồn nhân lực nói riêng và chất lượng NNL nói chung. Định kì hàng năm Bưu điện tỉnh Bắc Giang tổ chức khám sức khỏe cho nguồn nhân lực và phân loại, thống kê tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của CBCNV toàn Đơn vị. Cụ thể tình hình sức khỏe của CBCNV- LĐ năm 2020 như sau:

Bảng 2.8: Tình hình sức khỏe của CBCNV-LĐ năm 2020

Loại sức khỏe Loại I Loại II Loại III Loại IV

Nam 12 49 26

Nữ 32 98 55 1

Tổng cộng 44 147 81 1

Tỷ lệ % 16.1% 53.8% 29.7% 0.4%

(Nguồn Phòng Tổ chức Hành chính)

Ghi chú Loại I Rất khỏe Loại II Khỏe Loại III Trung bình Loại IV Yếu

47

Nhìn vào bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ năm 2020 ta thấy tình hình sức khỏe Nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh khá tốt. Tỷ lệ nguồn nhân lực đạt sức khỏe loại II (khỏe) là cao nhất chiếm 53.8% tổng số lao động. Tỷ lệ nguồn nhân lực đạt sức khỏe loại I (rất khỏe) là 16.1%, Tỷ lệ nguồn nhân lực đạt sức khỏe loại III (Trung bình) là 29.7%, Tỷ lệ nguồn nhân lực đạt sức khỏe loại IV (yếu) là 0.4%.

2.3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực

Kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng lao động cũng như chất lượng NNL. Thông qua kết quả thực hiện công việc, người sử dụng lao động đánh giá được hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực mà mình thuê, sự phù hợp của lao động đó với công việc được giao. Kết quả thực hiện công việc của CBCNV Công ty được chia thành 3 mức độ với số liệu thống kê như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng CBCNV thực hiện công việc trong tháng

Quý/năm 2021 Loại A Loại A + từ 1% đến 20% Loại A-từ 1% đến 20% Số CBCNV bị trừ chất lượng/thưởng (+,-) 1 189 27 57 30 2 186 23 64 41 3 191 29 53 24 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số CBCNV bị giảm trừ chất lượng trong tháng cao hơn số CBCNV được thưởng về chất lượng. Cụ thể quý 1 cao hơn 30 người, quý 2 cao hơn 41 người và quý 3/2018 cao hơn 24 người.

Đánh giá hiệu quả công việc thông qua KPI

Chỉ số hiệu suất KPI – Key Performance Indicator là chỉ số quan trọng khi đánh giá sự tiến bộ với cá nhân, phòng ban, tổ chức. Doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể đánh giá tiến độ thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược.

48

Phương pháp đánh giá độ hoàn thiện của chỉ tiêu KPI:

Thể hiện công việc trong thực tế bám sát mục tiêu ban đầu, qua đó để đạt được kết quả mong muốn đã đề ra

Đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mực tiêu sau

Đưa ra sự so sánh, từ đó đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn Có thể theo dõi chất lượng kịp thời để đưa ra các chính sách quản trị bám sát với mục tiêu ban đầu hướng đến, đo lường hiệu quả dự án, hiệu suất nhân sự để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.

2.3.2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực

Mỗi người dù làm bất cứ công việc gì trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có ý thức, trách nhiệm. Mức độ của ý thức, trách nhiệm của một người quyết định mức độ thái độ của người đó khi làm việc, chi phối hành vi và quyết định thành tích công việc của người đó. Do đó, tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của nguồn nhân lực là tiêu chí không thể không nhắc đến khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Một nhân sự dù có chuyên môn, kinh nghiệm cao đến đâu nhưng hành vi không tốt, thái độ làm việc không tích cực, thiếu trách nhiệm thì nhân sự đó không thể được đánh giá cao. Ý thức và hành vi cá nhân của mỗi CBCNV sẽ góp phần ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và hình ảnh Bưu điện trong lòng khách hàng. Dưới đây, là các quy tắc và phẩm chất đạo đức mà mỗi cán bộ nhân viên làm việc trong Bưu điện tỉnh Bắc Giang cần phải có và ghi nhớ:

- Tôn trọng pháp luật và các quy định nội bộ

- Trung thành, luôn vì lợi ích Bưu điện tỉnh Bắc Giang - Trung thực - Công bằng - Liêm khiết - Tận tâm - Cầu tiến - Minh bạch và có trách nhiệm

- Cần có thái độ đúng đắn và kiểm soát hành vi khi làm việc.

Dưới đây, sẽ là thực trạng về thái độ làm việc, tâm lý và khả năng chịu áp lực công việc, kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Bắc Giang.

49

Thái độ làm việc của nguồn nhân lực

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nguồn nhân lực không chỉ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc mà còn cần có ý thức, trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao; thái độ ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp và đối tác, khách hàng; việc thực hiện nội quy, kỉ luật lao động.

Tại mỗi Bưu điện huyện, đã xây dựng cho mình bản nội quy kỷ luật nhân sự, đây là cơ sở quan trọng để Bưu điện quản lý nhân sự của mình. Bên cạnh đó, nội quy kỷ luật nhân sự cũng là cơ sở để Bưu điện xây dựng nên các tiêu chuẩn về thái độ, hành vi, trách nhiệm của nguồn nhân lực, cũng như các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cá nhân và tập thể hàng tháng.

Tình trạng lãng phí giờ công do đi muộn, về sớm, trốn việc, tự ý nghỉ việc không lí do, làm việc riêng trong giờ làm là tình trạng phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này đã giảm đáng kể tại Bưu điện tỉnh Bắc Giang do tiêu chí này đã được dùng trong đánh giá thi đua hàng tháng của nguồn nhân lực, do đó chính bản thân mỗi nhân sự cũng tự ý thức hơn về tác phong đúng giờ. Dưới đây là bảng số liệu mà tác giả thu được qua khảo sát về thái độ của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Bắc Giang tại nơi làm việc.

Bảng 2.10: Thái độ của cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh Bắc Giang tại nơi làm việc

Đơn vị tính: Người Mức độ Tiêu chí Thường xuyên Thỉnh

thoảng Ít khi Không Tổng cộng Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Mức độ nghỉ làm 3 3.1 20 20.4 35 35.7 40 40.8 98 100% Nghỉ có phép 15 15.3 23 23.4 18 18.4 42 42.9 98 100% Đi muộn, về sớm 4 4.1 15 15.3 46 46.9 33 33.7 98 100%

50

Bỏ nơi làm việc để

làm việc khác 7 7.1 26 26.5 65 66.4

98 100%

Tiếp khách trong giờ

làm 3 3.1 12 12.2 38 38.8 45 45.9

98 100%

Tán gẫu trong giờ

làm 5 5.1 24 24.5 43 43.9 26 26.5 98 100% Tranh cãi vớ đồng nghiệp lúc làm việc 3 3.1 9 9.2 28 28.6 58 59.1 98 100% (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Với các số liệu điều tra cho thấy tần suất nhân sự nghỉ làm do các lý do việc riêng của cá nhân là chủ yếu, số người nghỉ làm do ốm đau hay vấn đề sức khỏe không nhiều. Số ít khi nghỉ là chiếm 35.7%, số thỉnh thoảng nghỉ làm chiếm 20.4%.

Khi nghỉ làm, số lượng người thường xuyên xin phép khi nghỉ chiếm 15,3%. Số những người nghỉ làm không xin phép chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Riêng vấn đề đi làm muộn diễn ra khá thường xuyên, mặc dù tỷ lệ trả lời là thỉnh thoảng đi muộn (15.3%) với mức đi muộn từ 5 đến 10 phút, nhưng trên thực tế số những người đi muộn thường xuyên cao hơn. Từ việc đánh giá này, phần nào có thể thấy được chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Bắc Giang thông qua thái độ đối với công việc, thái độ đối với phương pháp quản lý của các cấp của hệ thống Bưu điện.

Đặc biệt đối với các vị trí như giao dịch viên, chăm sóc khách hàng, nhận phản hồi của khách hàng, nếu các nhân viên trong các vị trí này đến không đúng giờ sẽ gây ra sự ùn tắc công việc, khách đến sử dụng các dịch vụ của Bưu điện phải đợi lâu, mất nhiều thời gian từ đó khiến cho hình ảnh về sự phục vụ của Bưu điện sẽ kém đi, giảm sự cạnh tranh với các ngành dịch vụ khác. Số nhân viên thỉnh thoảng bỏ công việc để làm công việc khác chiếm 7,1% và tần suất ít khi bỏ nơi làm việc chiếm 26.5%. Một trong những nguyên nhân dừng việc dở dang đó là do sự điều phối của trưởng bưu cục, giám sát chất lượng, còn lại do tiếp khách trong giờ làm việc: tỷ lệ thỉnh thoảng tiếp khách chiếm 12.2%, số ít khi 38,8% và không tiếp khách 45.9%. Nhân sự bỏ dở dang công việc để tiếp khách bên ngoài, thỉnh thoảng đi làm muộn thể

51

hiện sự thiếu tôn trọng công việc và thể hiện thái độ nghiêm túc trong lúc làm việc. Điều này có thể đánh giá thái độ nghiêm túc khi làm việc của nhân sự chưa thực sự cao.

Tâm lý và khả năng chịu áp lực công việc

Khi tiến độ đòi hỏi cần tăng ca hoặc nhận thêm việc nhưng mức độ sẵn sàng chỉ đạt 25,5% mức độ không muốn tăng ca lên đến 32,7%, mức độ không nhiệt tình khi nhận thêm công việc khác cũng trên 50%, mức độ rất sẵn sàng tăng ca hay rất nhiệt tình nhận thêm việc phù hợp chuyên môn khá thấp.

Bảng 2.11: Áp lực công việc đối với nguồn nhân lực của Bưu điện

Đơn vị: Người

Yêu cầu làm tăng ca Yêu cầu nhận thêm việc (hợp chuyên môn)

Tự giải quyết khi khó khăn trong côngviệc

Rất sẵn sàng 11 11.2% Rất nhiệt tình 12 12.2% Rất cố gắng 15 15.3% Sẵn sàng 25 25.5% Nhiệt tình 26 26.6% Cố gắng 36 36.8% Bình thường 30 30.6% Bình thường 41 41.8% Bình thường 40 40.8% Không muốn 32 32.7% Không muốn 19 19.4% Không cố gắng 7 7.1% Tổng lao động 98 Tổng lao động 98 Tổng lao động 98

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Nguyên nhân thiếu sẵn sàng hay thiếu nhiệt tình thì có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực thiếu động lực làm việc, đặc biệt là động lực tài chính. Hơn nữa, làm việc trong môi trường Bưu điện rất áp lực, căng thẳng và mệt mỏi đặc biệt là đối với phụ nữ họ còn những mối quan tâm về gia đình chính vì thế nhiều khi họ không sẵn sàng trong việc tăng ca hay nhận thêm việc.

52

Phương pháp đánh giá bằng văn bản tường thuật là phương pháp đánh giá mà trong đó, nhà quản lý sẽ viết một bài tường thuật ngắn để mô tả quá trình thực hiện công việc của nhân viên đã diễn ra như thế nào.

Thông qua việc tường thuật, nhà quản lý sẽ dần hình thành các căn cứ cụ thể, chính xác để nhận định việc thực hiện công việc của nhân viên đang đạt hay không đạt, có điểm gì cần cải thiện, khắc phục hay cần tiếp tục phát huy hay không.

Kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua kết quả thực hiện công việc, người sử dụng lao động đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động của mình, sự phù hợp của lao động đó với công việc được giao.

Mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc cũng phản ánh phần nào thái độ, ý thức, trách nhiệm của người lao động khi làm việc. Hai tiêu chí này được thể hiện rõ trong kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Người lao động phải có ý thức, trách nhiệm với công việc thì mới hoàn thành tốt công việc được giao.

Tính tự giác, sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc, tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp là những yêu cầu cần có đối với người lao động. Người lao động không tự giác, hời hợt khi làm việc thì chất lượng, hiệu quả công việc không cao kéo theo đó là sự lãng phí về thời gian lao động. Với đặc thù của ngành, nếu người lao động không nhanh nhạy, linh hoạt, thiếu sáng tạo trong công việc thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên Bưu điện Bắc Giang trong giai đoạn 2017 – 2020 được phản ánh với các mức độ và số liệu ở bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ nhân viên Bưu điện Bắc Giang giai đoạn 2017 -2020

Đơn vị tính: Người

Tiêu chuẩn

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

53 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 56 22,5% 62 23,8% 66 22,9% 65 23,8% Hoàn thành tốt nhiệm vụ 92 36,9% 95 36,5% 98 34,0% 93 34,1% Hoàn thành nhiệm vụ 79 31,7% 85 32,7% 100 34,7% 96 35,2% Không hoàn thành nhiệm vụ 22 8,8% 18 6,9% 24 8,3% 19 7,0% Tổng số lao động 249 100% 260 100% 288 100% 273 100% (Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự)

Qua bảng số liệu cho thấy, nhân sự đã vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để hoàn thành công việc tương đối tốt, năng lực làm việc được nâng cao. Ý thức, trách nhiệm, tinh thần của mỗi nhân sự trong công việc được cải thiện. Kết quả

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chất lượng nguồn nhân lực tại Bưu Điện Tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)