9. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Sản phẩm du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du khách.Các sản phẩm du lịch này phải hướng đến những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản của các giá trị văn hóa truyền thống, tính nguyên sơ, hấp dẫn, độc đáo của các giá trị tự nhiên, tính tiện nghi, hiện đại của giá trị sáng tạo từ khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Hai lần được UNESCO vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000, Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp hùng vĩ tạo nên chất xúc tác đặc biệt khiến thành phố
29
vịnh biển này trở nên nổi tiếng. Thời ấy, Hạ Long là một trong những điểm du lịch quen thuộc nhất với các gia đình Việt Nam, níu giữ bất cứ du khách quốc tế nào khi đặt chân đến nơi đây. Vẻ đẹp trường tồn của vịnh Hạ Long được tạo nên từ hàng nghìn đảo đá đồ sộ nhấp nhô giữa vịnh biển trong xanh, cùng hệ thống hang động tự nhiên huyền ảo và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng với nhiều giống loài động, thực vật quý hiếm.
Các sản phẩm du lịch biển, đảo tại thành phố Hạ Long dựa trên sự kết hợp giữa văn hóa, con người và thiên nhiên cũng như xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và sắp tới đây là cách mạng công nghiệp 5.0. Từ đó, hình thành nên chuỗi các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao nhưng lành mạnh, hướng tới các thị trường du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao và phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của các thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời cũng cần chú trọng đổi mới phát triển các sản phẩm du lịch nhằm giữ chân khách hàng và tăng được khoản chi tiêu của khách du lịch cũng như hạn chế được ảnh hưởng bởi mùa vụ du lịch.
Để phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy du lịch biển đảo, trong những năm qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho những địa phương vùng biển đã được quan tâm, nhất là việc cải thiện điều kiện giao thông đi lại, hệ thống cầu cảng, đường giao thông được làm mới, nâng cấp, từng bước gắn kết các khu du lịch biển với trung tâm du lịch. Nhìn chung, bức tranh tổng thể về phát triển du lịch biển đảo ở Hạ Long đã có những bước khởi sắc nhất định. Du lịch biển đang ngày càng khẳng định là một trong những ngành kinh tế nhiều tiềm năng, mang lại lợi ích về nhiều mặt và trở thành sự lựa chọn điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh những hoạt động quen thuộc như khám phá hang động, thăm các làng chài trên vịnh, tắm biển, câu cá, chèo thuyền kayak, ngủ đêm trên du thuyền… du khách còn tìm được những điểm dừng chân mới cực thú vị tại Hạ Long.Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí độc đáo và đẳng cấp, thành phố di sản Hạ Long đang trỗi dậy mạnh mẽ sau giấc ngủ dài.[5]
Ngược dòng lịch sử, các làng chài trên Vịnh Hạ Long đã xuất hiện sớm, từ đầu thế kỷ 19, tiền thân là các làng chài 2 bên bờ Vịnh Hạ Long là Giang Võng (Hà Khánh), Trúc Võng (khu vực Cái Lân) và vẫn giữ được nét đặc trưng theo thời gian, các biến động, chiến tranh... Nay hậu duệ của họ là những dân chài sống trên 7 làng chài lớn trên lịch tại Vân
30
Đồn; các điểm du lịch tại Bình Liêu, Tiên Yên... sẽ sớm được đưa vào hoạt động cùng với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông mới. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để Du lịch Quảng Ninh tăng thêm sức hấp dẫn và tạo đột phá trong bối cảnh đất nước đang sống chung với dịch Covid – 19.