Sản phẩm du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Du lịch hạ long trong thời kì covid 19 (Trang 30 - 32)

9. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái

Đây là một hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những văn hóa có giá trị trong cộng đồng. Hình thức kinh doanh này được cộng đồng cũng như phát triển bởi cộng đồng dân cư. Đặc biệt nó phù hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số và cũng phát triển tại một số vùng miền.

Không chỉ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Quảng Ninh còn có truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa vô cùng phong phú. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để tỉnh đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) với những nét đặc trưng giàu bản sắc văn hóa của địa phương. Qua đó, xây dựng Quảng Ninh trở thành một điểm đến hấp dẫn với đa dạng các loại hình du lịch, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Không chỉ 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, những giá trị về văn hoá, lịch sử; tập quán sinh hoạt, phương thức sống của cộng đồng ngư dân là nguyên liệu quý để phát triển du lịch cộng đồng trên Vịnh Hạ Long. Ngoài các giá trị toàn cầu, Vịnh Hạ Long còn mang trong mình những giá trị văn hoá vạn chài tồn tại lâu đời.

Du lịch sinh thái là là du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiện không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế các hoạt động tiêu cực do các khách quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực. Theo (Cebalos- Lascurain, 1996).

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị

31

văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương

Điều hấp dẫn du khách không chỉ là một cuộc sống trên biển, cảnh quan làng chài độc đáo mà nơi đây còn giữ được nhiều phong tục mang đặc trưng của cư dân vùng biển.

Vì thế, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng không chỉ giới thiệu đến du khách mà còn là cách thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống hiệu quả.

Có lẽ vì thế, hơn 10 năm trước, khi du lịch cộng đồng trên Vịnh còn chưa được biết tới thì một trong những điểm được du khách, nhất là khách quốc tế háo hức nhất là tham quan làng chài, các bè nổi nuôi trồng thuỷ hải sản, cuộc sống làng nổi trên Vịnh.

Giai đoạn 2008 - 2009, khi Nhà nước có chủ trương chuyển đổi một số khu sang làm dịch vụ du lịch, thì hoạt động này bắt đầu được tổ chức một cách quy củ hơn. Hình thức tổ chức, các chương trình du lịch thu hút được cộng đồng dân chài tham gia. Năm 2014, khi khoảng 300 hộ dân ở các làng chài khu vực lõi Di sản Vịnh Hạ Long lên bờ định cư, thì mô hình du lịch cộng đồng này vẫn được tổ chức tốt.

Một trong những mô hình hoạt động đầu tiên là hợp tác xã Con đò cổ tích được thành lập từ năm 2008, phục vụ du khách ở không gian làng chài Ba Hang. Tới đây, không chỉ được tham quan làng chài, du khách còn được trải nghiệm ngồi thuyền nan vốn được ngư dân dùng để đi lại, đánh bắt thuỷ hải sản hàng ngày, được ngư dân mời hát giao duyên. Đây là điểm khác biệt, sống động, hấp dẫn du khách

Tại khu vực Vung Viêng, có hợp tác xã Dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long được thành lập năm 2008 với khoảng 60 thuyền nan đưa đón khách tham quan làng chài. Tại đây, du khách được hướng dẫn tham quan bè nuôi cá truyền thống, tự tay cho cá ăn, cùng ngư dân vá lưới, đan lờ; tham quan các căn nhà nổi đặc trưng của ngư dân.

Một trong những điểm tham quan phổ biến và hấp dẫn với các sản phẩm du lịch cộng đồng nổi bật là Cửa Vạn. Tới Cửa Vạn, du khách được chèo đò tham quan không gian làng chài lớn nhất trên vịnh; tham gia vào các hoạt động biểu diễn hát giao duyên, trình diễn đan lờ, đan lưới, sửa chữa ngư cụ phục vụ du khách tại Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn... do chính các ngư dân biểu diễn, thực hiện.

32

Những mô hình du lịch cộng đồng như trên góp phần làm đa dạng dịch vụ, trải nghiệm, hấp dẫn du khách hơn, đặc biệt là khách quốc tế. Trong cuộc khảo sát cuối năm 2018, đại diện các lữ hành lớn như Viettravel, CTC đánh giá du lịch cộng đồng đã thêm nhiều "gia vị" cho tour tham quan truyền thống trên Vịnh.

Bởi qua đó, giúp du khách hiểu hơn, yêu hơn vùng đất, cảnh quan và con người trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, có thể thấy, các sản phẩm du lịch cộng đồng trên Vịnh Hạ Long phát triển chậm, chất lượng chưa cao, chưa đa dạng, chưa có nhiều nét mới, chưa thực sự hấp dẫn kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Phần nhiều đổi thay đến từ nỗ lực bảo tồn, phát huy của cơ quan chủ quản.[15]

Du lịch sinh thái đang dần chuyển thành du lịch cộng đồng nhưng loại hình này chưa được hình thành một cách đúng nghĩa mà chỉ đang bắt đầu quá trình hình thành.

Một phần của tài liệu Du lịch hạ long trong thời kì covid 19 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)