Nghiên cứu sản phẩm

Một phần của tài liệu Du lịch hạ long trong thời kì covid 19 (Trang 55 - 60)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Nghiên cứu sản phẩm

Du lịch biển đảo cần nâng cao chất lượng các loại dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình du lịch biển đảo như nghỉ dưỡng biển, tham quan, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển... kết hợp với phát triển các loại hình

56

du lịch bổ trợ khác như du lịch sinh thái (nghỉ mát, thể thao leo núi...), du lịch văn hoá (tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá…), du lịch MICE (hội thảo, hội nghị…) để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có nhằm phát triển hiệu quả và bền vững. Không những thế, việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới thú vị hơn sẽ thu hút được đông đảo khách du lịch tạo điều kiện phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long.

Sản phẩm du lịch cần được xây dựng dựa trên các yếu tố thân thiện với môi trường. Đặc biệt, có sự tham gia, phối hợp của cộng đồng dân cư đối với các hoạt động phát triển du lịch. Bên cạnh các dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách thưởng ngoạn những nét văn hoá truyền thống, tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Điều đó sẽ làm cho nhiều nét văn hóa mà trước giờ chỉ được truyền miệng ở những góc nhỏ của thành phố được phổ biến rộng rãi hơn, một phần ghi lại nhiều hình ảnh đẹp trong mắt mọi người.

Với mục tiêu phát huy giá trị của di sản một cách hiệu quả nhất vừa bảo đảm bảo tồn tài nguyên di sản để nhanh chóng phát triển khu vực Hạ Long thành trọng điểm du lịch biển đảo của cả nước có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, bảo đảm mục tiêu đến năm 2010 tỉnh Quảng Ninh đón được 6,8 triệu lượt khách và tăng gấp 1,5 lần vào năm 2020, cần thiết triển khai một số giải pháp sau:

Tiếp tục nâng cao nhận thức phát triển du lịch tại khu vực di sản gắn với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực về du lịch trên cơ sở bảo tồn các giá trị di sản. Phát triển du lịch trên quan điểm khu di sản thiên nhiên thế giới vừa là tài nguyên du lịch có giá trị cao vừa là sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn của cả nước, khu vực và quốc tế.

Việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch (giải pháp “2 trong 1”: bảo tồn di sản vừa là phát triển du lịch, phát triển du lịch là bảo tồn di sản) vừa bảo đảm phải đồng bộ với việc phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị khu vực Hạ Long và Quảng Ninh- Cát Bà.

Sản phẩm du lịch không chỉ là “các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Điều 4 Luật Du lịch năm 2005). Sản phẩm du lịch là tổng thể bao gồm các yếu tố đồng bộ hợp thành: tài nguyên với giá trị hấp dẫn của nó; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; điều kiện hạ tầng (khả năng) tiếp cận điểm đến du lịch và môi trường

57

(tự nhiên và xã hội) điểm đến, trong đó giá trị tài nguyên du lịch có tính quyết định nhất cho quá trình xây dựng, phát triển, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch.

Tiến hành điều tra, đánh giá, phân loại xác định giá trị của các yếu tố di sản với tư cách là tài nguyên du lịch theo tiêu chí quy định của Luật Du lịch, làm cơ sở lập kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn gắn với nhiệm vụ bảo tồn di sản.

Thực hiện đánh giá khả năng, sức chứa của tài nguyên được xác định đưa vào phát huy giá trị phục vụ du lịch gồm các điểm tham quan, điểm dịch vụ du lịch theo nguyên tắc bảo tồn giá trị tài nguyên theo quy định của Luật Di sản vừa khai thác hiệu quả phục vụ du lịch.

Thực hiện quảng bá điểm đến du lịch, xác định nhu cầu của các loại thị trường, ưu tiên các thị trường khách du lịch trọng điểm, có khả năng chi trả cao, thị hiếu gắn với giá trị của tài nguyên biển đảo. Chương trình bầu chọn Hạ Long là kỳ quan thế giới là dịp quảng bá đưa Di sản đến với thế giới. Tuy nhiên cũng đặt ra thách thức và nhiệm vụ cấp bách là chuẩn bị đầu tư phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng và tính cạnh tranh làm cơ sở cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch khu di sản Hạ Long.

Triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tại khu vực di sản theo nguyên tắc:

Vịnh Hạ Long, khu di sản thiên nhiên thế giới không phải là một khu du lịch (theo tiêu chí của Luật Du lịch), mà một sản phẩm du lịch tổng thể với hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với đặc điểm, giá trị, sức chứa của các loại tài nguyên du lịch thuộc khu vực di sản, khả năng kinh tế kỹ thuật để thực hiện.

Mỗi sản phẩm du lịch là tổng thể bao gồm các yếu tố tài nguyên và giá trị của tài nguyên, điều kiện dịch vụ, khả năng tiếp cận của khách và điều kiện môi trường tự nhiên nhân văn của điểm tài nguyên. Trong đó tài nguyên và giá trị của tài nguyên là yếu tố quyết định, cơ bản của sản phẩm du lịch.

Phát triển sản phẩm phải căn cứ nhu cầu, sở thích khả năng chi trả của các loại thị trường khách du lịch, có sức cạnh tranh cao trong vùng biển đảo Bắc Bộ, cả nước, khu vực và quốc tế; phải đồng bộ với hệ thống sản phẩm du lịch, các tour du lịch, cơ sở vật

58

chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng du lịch, sự bền vững của tài nguyên và môi trường cảnh quan du lịch khu vực ven bờ, đô thị Hạ Long và vùng biển đảo Quảng Ninh và Bắc Bộ. Sản phẩm du lịch tại khu di sản chủ yếu gồm các nhóm: du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ biển, sinh thái biển đảo, thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá lễ hội và du lịch tàu biển. Cụ thể như: du lịch tham quan cảnh quan biển đảo, giá trị thẩm mỹ, khoa học; tham quan văn hoá, lễ hội, di chỉ khảo cổ, làng nghề , làng chài; tham quan

hệ sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên biển, đảo, thể thao nước, du lịch mạo hiểm,.. và các sản phẩm bổ trợ khác phù hợp với đặc thù tài nguyên và yêu cầu bảo tồn di sản..

Căn cứ quy mô đón khách dự kiến các giai đoạn 2010-2020, sức chứa của các tài nguyên và khu di sản tổ chức không gian hoạt động du lịch gồm hệ thống các điểm du lịch, tuyến du lịch tại khu vực di sản thuộc cụm du lịch Hạ Long nằm trong hệ thống không gian 5 cụm du lịch chính của Quảng Ninh (Vân Đồn- Bái Tử Long; Móng Cái – Trà Cổ; Uông Bí- Đông Triều- Yên Hưng; Cô Tô và Hạ Long).

Các điểm du lịch gắn bó nhuần nhuyễn giá trị cảnh quan độc đáo với giá trị nhân văn như du lịch tâm linh-huyền thoại đảo Đầu Gỗ với đặc trưng truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long; điểm vui chơi giải trí kết hợp lưu trú nổi đảo Bồ Hòn với giá trị đặc trưng về truyền thuyết Rồng Hạ; điểm du lịch sinh thái-nhân văn Đảo Hang Trai giá trị truyền thống nghề cá, chài lưới; điểm du lịch sinh thái biển đảo Đầu Bê, điểm du lịch thể thao mạo hiểm đảo Cống Đỏ, gắn với giá trị truyền thuyết cá hoá rồng… và nhiều điểm du lịch tham quan khác.

Các tuyến du lịch trên vịnh theo thời gian, nhu cầu tham quan du lịch của khách gắn với đặc thù của các sản phẩm, điểm tham quan du lịch của mỗi tuyến: tuyến du lịch kết nối tất cả các điểm tham quan hoặc những điểm đặc thù trong khu vực vịnh; tuyến du lịch nối các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại khu vực thành phố Hạ Long với khu di sản. Cần hạn chế sự trùng lặp về nội dung giữa các tuyến du lịch này.

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ các điểm tham quan theo quy định của Luật Du lịch, gồm: các nhà nghỉ nổi, nhà nghỉ trên đảo hoặc vách núi, nhà nghỉ di động có quy mô nhỏ, kiến trúc sinh thái hoà nhập với cảnh quan.

59

Có quy chế và biện pháp quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng trên các đảo. Đối với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nổi, lưu động cần có quy hoạch và biện pháp kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan biển đảo, kể cả đối với khu vực mặt nước vùng đệm khu di sản. Các cơ sở ăn uống cần được hạn chế phát triển trong khu vực bảo tồn tuyệt đối và vùng nước đệm

Về hạ tầng du lịch, rà soát, điều chỉnh hệ thống các tuyến vận chuyển khách du lịch trong khu vực di sản và vùng lân cận Tăng cường phương tiện vận chuyển (tàu, thuyền, tàu ngầm du lịch, cáp treo, khinh khí cầu,vv..) phù hợp với yêu cầu bảo vệ giá trị cảnh quan, sinh thái biển đảo, vừa bảo đảm tạo điều kiện tiếp cận các điểm tham quan, dịch vụ du lịch như: không gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nước thải vào nước biển; hoà nhập với cảnh quan biển đảo; bảo đảm an toàn, vị trí đỗ, tuyến di chuyển không gây tác động môi trường, cảnh quan, tổn hại hệ sinh thái biển đảo.

Mặt khác việc phát triển sản phẩm du lịch trên vịnh phải đồng bộ với việc phát triển các khu du lịch, điểm du lịch khu vực đô thị Hạ Long và vùng biển đảo Quang Ninh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt như các khu du lịch, dịch vụ Bãi Cháy; khu du lịch tổng hợp Hùng Thắng; khu du lịch sinh thái Đồn Điền; khu di tích lịch sử núi Bài Thơ; khu tham quan phố cổ Hòn Gai, khu bảo tàng than Hà Lầm,..kèm theo các giải pháp kiên quyết và hiệu quả về bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, môi trường du lịch không chỉ khu vực vịnh mà các khu vực lân cận.

Để có cơ sở phát triển du lịch tại khu vực di sản, cần thiết rà soát các loại quy hoạch, kế hoạch đầu tư, bảo tồn liên quan đến khu vực nhằm xác định những giải pháp bảo đảm thống nhất, đồng bộ điều phối các hoạt động đầu tư xây dựng đô thị, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch. Rà soát, điều chỉnh các dự án bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản đã được cấp thẩm quyền phê duyệt: trong 13 khu chức năng của Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới được phê duyệt năm 2002, có một số hoạt động du lịch phát huy giá trị di sản cần được nghiên cứu, rà soát về hiệu quả du lịch và bảo tồn di sản để điều chỉnh về tính chất, quy mô nhằm hạn chế sự trùng lặp các sản phẩm du lịch, bảo đảm tính đặc thù, cạnh tranh của sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản.[28]

60

Một phần của tài liệu Du lịch hạ long trong thời kì covid 19 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)