Cách thức tổ chức hoạt động của HTX

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA HTX TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CAO NGUYÊN TẠI XÃ TIÊN NGUYÊN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 46)

4.2.4.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của HTX.

Về cơ cấu tổ chức và phân công công việc của các thành viên trong ban quản trị hợp tác xã của HTX chè Cao Nguyên được trình bày trong sơ đồ sau:

Hình 4.2: Sơ đồ về cách thức tổ chức của HTX

4.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban quản trị hợp tác xã.

*Chức năng của ban quản trị hợp tác xã Ban quản trị hợp tác xã thể hiện

tốt các chức năng:

+ Đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên. + Năng động đổi mới các phương thức kinh doanh.

+ Hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

+ Tuyên truyền vận động phát triển mở rộng hệ thống hợp tác xã chè.

*Các nhiệm vụ chính của ban quản trị hợp tác xã:

+ Tổ chức sản xuất hợp lý và xây dựng thương hiệu trên thương trường. + Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cung cấp thông tin về thị trường cho xã viên.

+ Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

+ Thực hiện tốt các chính sách chấp hành theo quy định của pháp luật. + Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất và chăm lo đời sống cho xã viên. + Giữ vững và quản lý tốt nguồn vốn và huy động nguồn vốn linh hoạt. + Kinh doanh, tìm đầu ra và thị trường cho sản phẩm.

+ Quảng bá sản phẩm, tìm kiếm các mối quan hệ cùng các tổ chức để lôi kéo quyền lợi về cho các xã viên.

*Quyền lợi của ban quản trị hợp tác xã:

+ Ngoài vốn góp theo phần trăm thì được chi lương hàng tháng tùy theo công việc.

+ Mở rộng mối quan hệ cùng nhiều tổ chức kinh doanh khác.

+ Nâng cao kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

4.2.4.3. Quy trình sản xuất và kế hoạch làm việc của hợp tác xã. a, Quy trình sản xuất.

- Quy trình sản xuất chung:

Tất cả quy trình nói chung đều trải qua 4 bước kể trên HTX sẽ triển khai quy trình sản xuất riêng từ đây:

Bước 1: Hái chè. Bước 2: Phân loại chè. Bước 3: Vò và sao chè.

Bước 4: Đóng gói cho ra các sản phẩm chè.

Chè tươi cần được chế biến ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng cho thành phẩm cuối cùng khi tung ra thị trường. Sau khi loại bỏ bớt

lượng nước từ lá chè, làm nóng lá chè một cách vừa phải, không quá khô khi đưa vào máy vò rồi rũ tơi để chè nhanh nguội: Sau đó lên men để hình thành hương vị cho chè kế tiếp chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ được cho vào thùng tôn để sao khô, mục đích của sao khô là làm bốc hơi lượng nước dư trong lá chè tăng hương thơm và định hình sợi chè xoăn chặt hơn mặt chè sáng bóng. Sau 2 lần sao khô chè được để nguội và phân loại ngay tại chỗ. Tiếp đến là lấy hương chè: Sao chè thật nhỏ lửa từ 3 - 5 phút để tạo hương thơm cho chè, mỗi lần lấy hương khoảng 2 - 3 kg chè/1 mẻ. Sau khi lấy hương từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm đặc trưng. Cuối cùng là quá trình in bao bì và đóng gói cho ra thành phẩm.

Trong quá trình sản xuất trên cần hiểu rằng:

-Héo: Là một quá trình loại bỏ nước dư thừa từ các lá. Mục tiêu là để làm

bay một phần nào lượng hơi nước trong lá chè để các lá trở nên mềm dẻo hơn.

-Sao: Quá trình này được thực hiện bằng tôn quay làm nóng lá chè một

cách vừa phải và làm ngưng hoạt động lên men của lá chè mà không làm mất hương vị của chè.

-Vò: Để thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình oxy hóa. Quá trình này giúp định hình búp chè và thúc đẩy quá trình lên men.

-Lên men: Đây là quá trình quyết định trong sự hình thành hương vị và

màu sắc đặc trưng cho nước chè.

-Sấy khô: Mục đích chủ yếu là đình chỉ các quá trình hoạt động lên men

và loại bỏ độ ẩm từ lá để sản xuất ra một sản phẩm ổn định với chất lượng được bảo quản tốt. Dưới tác dụng của nhiệt độ khi sấy hương thơm trong chè được cải thiện, phát huy tối đa. Các bước tiến hành đều được làm một cách tập trung dưới sự chỉ đạo của ban quản trị sao cho ra chè thành phẩm có chất lượng tốt nhất.

*Quy trình sản xuất chè của HTX:

Hình 4.3. Quy trình chế biến chè của HTX

4.2.4.4. Kênh Tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm nào được sản xuất ra chất lượng có tốt mà giá cả phù hợp nhưng nếu không có một hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của HTX. Nhất là đối với chè vì là một loại thực phẩm do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Khi điều tra các hộ trồng chè và kết quả cho thấy các hộ đều tập trung bán theo kênh phân phối sau:

Hình 4.4: Kênh phân phối sản phẩm chè của HTX.

Theo thống kê của HTX tỉ lệ phân phối sản phẩm của HTX ra ngoài thị

trường là 70 % đối với tư thương lớn và 30 % đối với tư thương nhỏ.

Giá bán sản phẩm của HTX là 200.000đ/kg cho các tư thương lớn khi mua hàng với số lượng lớn và mua lâu dài, và 250.000đ/kg đối với các tư thương nhỏ, khách hàng mới mua hoặc mua một lần. Giá bán niêm yết đối với các tư thương.

- Tư thương lớn mua hàng từ HTX và bán lại cho các nhà máy cơ sở chế biến lớn hơn tầm cỡ quốc tế với giá giao động từ 300.000đ/kg đến 400.000đ/kg tùy vào chất lượng và từng loại sản phẩm.

Các sản phẩm được các doanh nghiệp lớn thu mua sắp xếp, phân loại

HTX Tư thương nhỏ Chợ địa phương Người tiêu dùng trong nước Tư thương lớn Các nhà máy, cơ sở chế biến Xuất khẩu

đóng gói lại mang một nhãn hiệu mới để xuất ra nước ngoài, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc với giá thành giao động từ 500.000đ/kg đến 700.000đ/kg.

Do đây là hướng tiêu thụ mang lại lợi nhuận khá là cao nên được các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất là quan tâm.

- Tư thương nhỏ mua hàng từ HTX và bán lại cho các cửa hàng ở các chợ địa phương, tùy vào chất lượng của từng loại sản phẩm giá thành của từng loại có thể giao động từ 300.000đ/kg đến 350.000đ/kg.

Các sản phẩm của HTX đến tay người tiêu dùng trong nước thông qua các tư thương nhỏ hoặc các chợ địa phương có giá thành giao động từ 350.000đ/kg đến 400.000đ/kg.

Người tiêu dùng trong nước cũng có thể mua sản phẩm của HTX với giá thành thấp hơn khi đến trực tiếp cơ sở sản xuất để mua.

4.2.4.5. Chi phí đầu tư và trang thiết bị máy móc ban đầu của HTX.

*Chi phí đầu tư cho xây dựng ban đầu:

Khi xác định xây dựng, thành lập HTX người đầu tư cần phải xem xét kỹ tất cả các phương diện như: Quy mô sử dụng đất và diện tích nhà xưởng cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước và xử lý rác thải cho hợp lý nhất thì HTX phải lập một kế hoạch cụ thể về thiết kế đầy đủ để có thể đi vào xây dựng đầu tư cho HTX.

Do vậy để xây dựng nên một HTX có quy mô lớn cần phải đầu tư với các khoản chi phí cho từng công việc như sau:

Bảng 4.5: Chi phí xây dựng nhà xưởng ban đầu của HTX

TT Các khoản mục Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (tr đồng)

1 Xây dựng nhà xưởng m2 2000 100.000.000

2 Xây dựng nhà kho m2 110 30.000.000

3 Xây dựng nhà điều hành m2 60 80.000.000

4 Cổng và tường rào bao quanh m 300 40.000.000

5 Giếng khoan m2 1 10.000.000

Tổng 260.000.000

Qua số liệu trên bảng cho ta thấy chi phí xây dựng của HTX là khá lớn. Vốn đầu tư cơ bản ban đầu là 260.000.000 đồng. Chi phí xây dựng nhà xưởng là cao nhất với tổng diện tích là 2000 m2 mất 100.000.000 đồng, các công trình khác như chi phí xây dựng cổng và tường rào bao quanh HTX là 40.000.000 đồng với 300 m2, xây dựng nhà kho 30.000.000 đồng và cuối cùng là chi phí cho giếng khoan 10.000.000 đồng.

Vậy có thể thấy được chi phí đầu tư xây dựng HTX là khá cao, cao nhất là xây dựng nhà xưởng đòi hỏi các thành viên trong HTX phải tính toán làm sao để các công trình trong HTX được xây dựng với số tiền đầu tư bỏ ra ít nhất.

* Các loại chi phí đầu tư trang thiết bị tại HTX:

Bảng 4.6: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của HTX

TT Các khoản mục VT Số lượng Thành tiền

(Tr đồng)

1 Máy hút chân không Cái 1 14.000.000

2 Tôn quay Cái 14 98.000.000

3 Máy vò chè Cái 7 455.000.000

4 Máy dập Cái 1 5.500.000

5 Máy in Cái 1 1.200.000

6 Máy ủ hương Cái 1 75.000.000

7 Máy đốn chè Cái 2 8.600.000

8 Cân Cái 5 16.500.000

9 Máy bơm nước Cái 3 3.297.000

10 Quạt trần Cái 25 17.250.000

11 Máy tính Cái 2 12.000.000

Tổng 706.347.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021)

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã sáng tạo ra những công cụ lao động, những máy móc phục vụ cho người nông

dân trong những công việc cụ thể. Cũng như các nguyên liệu sử dụng trong quá trình hình thành tổ chức HTX cũng như không thể thiếu đi những tư liệu trong sản xuất được.

Trang thiết bị là những phương tiện cần thiết không thể thiếu khi HTX tiến hành sản xuất và kinh doanh. Trong quá trình sản xuất chế biến thì mục đích của HTX là tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao để thu được lợi nhuận. Do vậy việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, phục vụ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của HTX.

Nhìn vào bảng cho ta thấy, chi phí mua trang thiết bị của HTX là rất lớn là 706.347.000 đồng và trong đó mức chi phí cho 7 máy vò chè là 455.000.000 đồng, cao nhất trong các thiết bị khác tiếp theo là mức chi trả cho tôn quay của 14 cái là 98.000.000 đồng, mức chi trả của 1 cái máy ủ hương là 75.000.000 đồng và mức chi trả của 24 cái quạt trần là 17.250.000 đồng. Các loại vật tư trang thiết bị cho HTX được đầu tư cao vào quá trình sản xuất chế biến và quản lý tại HTX, phù hợp với nhu cầu của người lao động tại HTX. Góp phần nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh của HTX.

4.2.4.6. Tình hình sử dụng vốn tại HTX.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của HTX. Hiện nay HTX chè Cao Nguyên luôn cố gắng đảm bảo được nguồn vốn sản xuất kinh doanh, bằng cách vay ngân hàng hoặc tự bổ xung.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công nghệ sản xuất và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất phải luôn đổi mới hoặc mua sắm nâng cấp máy móc và dây chuyền sản xuất để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tạo uy tín với khách hàng. Nhận thức được những vấn đề đó HTX hàng năm đã lập kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định luôn khuyến khích mọi thành viên trong HTX tham gia nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật sản xuất chè. Đối với tài sản lưu động của hợp tác xã luôn đặt ra kế hoạch trong việc xác định số vốn lưu động cần thiết tránh tình trạng thiếu vốn.

Bảng 4.7. Tình hình vốn quỹ của các HTX

Chỉ tiêu Tổng số vốn của HTX (Tr đồng) Cơ cấu

(%)

Tổng số vốn của HTX 2.000.000.000 100

Vốn tự có 1.950.000.000 97,5

Vốn vay 50.000.000 2,5

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021)

Qua số liệu cho thấy tổng vốn đầu tư ban đầu của HTX là 2 tỷ, trong đó vốn của HTX là 1,950 tỷ chiếm 97,5 % tổng số vốn đầu tư.

Vốn vay là 50.000.000 đồng chiếm 2,5 %. Nguồn vay được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quang Bình. Nguồn vốn chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX.

4.2.4.7. Chi phí hàng năm của HTX.

Khi tham gia HTX các thành viên cần phải đóng góp một số khoản chi phí về cây giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón, chi phí lao động và các chi phí ban đầu khác.

Bảng 4.8: Chi phí cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

STT Loại chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền (1000đ)

1 Cây giống cây 20.000 500 10.000.000

2 Thuốc bảo vệ thực vật Lọ 100 70 14.000.000 3 Phân bón + Phân đạm + Phân kali + Phân lân + Phân khác 60.000.000 Tổng 84.000.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy được: chi phí phải trả cho 20.000 cây giống với tiền mua cây giống là 500 đồng/cây phải trả là 10.000.000 đồng. phân bón là 60.000.000 đồng, chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật 14.000.000 đồng.

Vậy tổng chi phí cây giống và phân bón với thuốc bảo vệ thực vật cho một lần cải tạo chè là 84.000.000 đồng.

4.2.4.8. Kết quả sản xuất của HTX.

Bảng 4.9: Doanh thu từ hoạt động sản xuất

STT Chỉ tiêu ĐVT Chè cành Chè trung du

1 Năng suất chè trung bình Tạ/năm 75 45

2 Giá bán chè khô trung bình 1000 đồng 250 200

3 Giá trị sản xuất chè Triệu đồng 1.875 900

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021)

Nhìn chung trong năm 2020 sản lượng chè của HTX là 120 tạ chè khô/năm, giá trung bình của chè cành là 250.000 đ/kg và 200.000 đ/kg đối với chè trung du. Giá trị sản xuất của chè cành lớn hơn là 1.875.000.000 đồng và chè trung du là 900.000.000 đồng.

Vậy tỷ lệ chè cành có xu hướng phát triển hơn chè trung du.

Bảng 4.10: Tổng doanh thu từ kinh doanh

STT Chỉ tiêu Chè cành Chè trung du Tổng

1 Doanh thu từ sản xuất 1.875 900 2.775

2 Doanh thu từ thu gom 62 48 110

3 Tổng doanh thu 1.937 948 2.885

Tỷ lệ(%) 67,14 32,86 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2021 )

Dựa bảng 4.10 ta thấy tổng doanh thu từ sản xuất và kinh doanh chè của HTX là 2.885.000.000 đồng/năm, trong đó doanh thu từ sản xuất chè cành là 1.937.000.000 đồng/năm chiếm 67,14 %, doanh thu từ sản xuất chè Trung du của HTX là 948.000.000 đồng/năm chiếm 32,86 % tổng doanh thu trên địa bàn xã.

4.2.4.9. Phân tích SWOT.

Bảng 4.11: Phân tích SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của HTX về phát triển kinh tế HTX chè

ĐIỂM MẠNH

- Tích cực tham gia học hỏi kỹ

thuật.

- Diện tích đất tương đối rộng.

- Các thành viên trong HTX cần cù

chịu khó.

- Sự chỉ đạo tận tình của các cấp

chính quyền, thành ủy, HĐND, UBND.

ĐIỂM YẾU

-Chất lượng lao động còn thấp (lao

động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên sâu).

-Các thành viên trong HTX còn

thiếu kiến thức về quản lý.

-Tâm lý sợ rủi ro, chưa mạnh dạn áp

dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

CƠ HỘI

-Điều kiện tự nhiên của địa phương

rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Nhu cầu tiêu thụ ở trong và ngoài nước ngày càng tăng.

-Hệ thống thông tin phát triển, tiếp cận khoa học kỹ thuật thuận lợi.

THÁCH THỨC

- Giá trị sản phẩm không ổn định. -Phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khí hậu.

-Thủ tục vay vốn còn phức tạp.

-Tăng trưởng kinh tế và thu nhập ngày càng cao ở các nước phát triển đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA HTX TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CAO NGUYÊN TẠI XÃ TIÊN NGUYÊN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)