Một số giải pháp khác cho HTX

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA HTX TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CAO NGUYÊN TẠI XÃ TIÊN NGUYÊN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 59 - 63)

* Giải pháp về phương thức tổ chức:

-Việc bố trí và sắp xếp công việc cho các xã viên còn tự phát trên cơ sở

giao từng việc như thế người lao động không thể phát huy sự năng động trong công tác.

-Từ đó cho thấy HTX cần phải:

• Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng lao động của HTX.

• Chủ động định hướng và liên kết các hộ kinh doanh với nhau trong khâu

tiêu thụ.

• Đổi mới các phương thức hoạt động, sản xuất theo quy trình nhất định,

xã viên ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.

• Bộ máy quản lý của HTX cần gọn nhẹ, tạo được sự tín nhiệm của xã viên và người lao động.

• Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, xã viên tham gia tìm hiểu luật HTX,

học hỏi trao đổi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức: Cung cấp tài liệu tập huấn, truyền thanh, lập quỹ đào tạo khi cần thiết trích cho cán bộ đi học, tập huấn,...

• Nâng cao ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức của mỗi cán bộ, xã viên

hợp tác xã, các thành viên giúp nhau tìm hiểu luật.

• HTX thường xuyên kiểm tra việc thực hiện theo luật của các cán bộ quản lý, các cán bộ kiểm tra lẫn nhau, khắc phục những sai phạm khi áp dụng luật đồng thời khen thưởng kịp thời những ai làm tốt, năng động sáng tạo trong công việc.

* Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Chính sách thuế:

Thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX vừa và nhỏ Các HTX được hưởng một mức ưu đãi nhất định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh của xã viên.

-Chính sách tín dụng:

Đây là một yêu cầu rất bức thiết với các HTX nông nghiệp hiện nay. Các HTX chủ yếu là mới chuyển đổi nên có nhiều khó khăn về vốn. Nhà nước đã có chính sách khuyến khích nhiều hình thức góp vốn: Bằng tiền, tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy về vốn của các thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho HTX. Vì vậy HTX nông nghiệp cần vận dụng, và thực hiện có hiệu quả phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi HTX.

Do HTX có quy mô nhỏ nên cần thiết thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các HTX vừa và

nhỏ hoạt động khi gặp khó khăn và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Đối với các HTX chè, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn của Nhà nước theo quy định. Cụ thể:

+ HTX có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ được hỗ trợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của nhà nước.

+ Các HTX có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên, các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho vay vốn và áp dụng hình thức bảo hiểm tiền vay phù hợp với các quy định của nhà nước.

- Xúc tiến thương mại

Có các chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp theo quy định của chương trình xúc tiến đối với các nội dung:

-Tuyên truyền, tư vấn.

-Tham gia hội chợ triển lãm hàng.

-Quảng bá thương hiệu sản phẩm.

-Đào tạo nâng cao năng lực.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Tạo điều kiện cho HTX ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến chè. Hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với HTX để chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ mới thông qua hệ thống khuyến nông của tỉnh.

Tăng cường công tác tập huấn cho HTX và xã viên trong việc tiếp thu công nghệ mới thuộc các chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đối với hệ thống dịch vụ tài chính phục vụ nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục cải thiện để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Mở rộng các đối tượng cho vay vốn nhất là quan tâm ưu đãi hơn cho HTX, nhất là xã viên trồng chè. Có cơ chế lãi suất và thời hạn vay hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động trồng chè tại địa phương.

Phát triển mạng lưới các điểm thu mua, bảo quản, phân loại, sơ chế, đóng gói, chè từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ cung cấp cho HTX.

* Giải pháp quản lý tài chính:

Tài chính và các quỹ là điều kiện cơ sở để HTX hoạt động nếu không có nguồn này HTX sẽ không có vốn hoạt động. Vì vậy HTX nông nghiệp hiện nay cần đặc biệt chú ý quản lý tốt nguồn này.

Để công tác quản lý tài chính trong HTX được thực hiện tốt, tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn chức năng, đồng thời giải quyết những vấn đề vướng mắc về quản lý tài chính: Vốn công nợ và tiền công cán bộ quản lý xã viên và người lao động. Đây là một yêu cầu cần thiết tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

Đối với quản lý doanh thu, chi phí, cần có phương pháp hạch toán rõ ràng ngay từ đầu, các chi phí hợp lý gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp, giá thành sản phẩm, dịch vụ. Vấn đề phân phối lãi của HTX. Cần minh bạch, cụ thể đối với từng mặt hàng kinh doanh.

Hạch toán giúp cho việc quản lý tài chính của HTX một cách tốt nhất, chỉ có hạch toán kinh doanh mới có thể tính đúng, tính đủ các khoản thu chi, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của mọi thành viên trong HTX.

* Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý:

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đối với Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và cán bộ nghiệp vụ HTX.

Tiếp tục có các cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn theo dõi phát triển kinh tế hợp tác.

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, xã viên có đủ điều kiện đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học nghề chính quy. Hỗ trợ kinh phí đào tạo tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và yêu cầu cán bộ xã viên đi học phải cam kết làm việc cho HTX ít nhất là 5 năm sau khi tốt nghiệp ra trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA HTX TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CAO NGUYÊN TẠI XÃ TIÊN NGUYÊN HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)