quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Chất lƣợng là một khái niệm thuộc về con ngƣời đƣợc dùng khá rộng rãi trong đời sống xã hội. Trong thực tế tồn tại nhiều khái niệm thuộc về chất lƣợng với những nội hàm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau ở những đối tƣợng đƣợc đánh giá chất lƣợng khác nhau. Việc xác định và đƣa ra khái niệm chất lƣợng phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc định rõ chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong điều kiện cải cách hành chính nói chung và xây dựng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng.
Hiểu theo nghĩa phổ biến: “chất là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vặt khác”. Từ điển ngôn ngữ đã chú dẫn: “chất lƣợng: một là cái làm nên phẩm chất, giá
trị của con ngƣời, sự vặt; hai là cái tạo nên phẩm chất của sự vật làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt rõ số lƣợng, tăng trƣởng số lƣợng đến mức nào thì làm cho thay đổi về chất lƣợng” [63, tr.313]. Theo từ điển triết học, khái niệm chất lƣợng đƣợc phân tích sâu hơn: “chất và lƣợng là hai phạm trù triết học phản ánh những mặt quan trọng của hiện thực khách quan... Chất là tính quy định của một sự vật khiến nó là sự vật này chứ không phải sự vật khác và khác với sự vật khác.... Mọi sự vật đều có quy định về lƣợng: đại lƣợng, số lƣợng, khối lƣợng nhất định của các đặc tính... Lƣợng là một tính quy định của mọi sự vật mà nhờ đó ta có thể phân chính nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp các bộ phận đó lại làm một” [45, tr.154].
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chất lƣợng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tƣơng đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lƣợng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lƣợng càng cao thì mức độ phát triển của sự vặt càng lớn” [26, tr.167].
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, yêu cầu về chất lƣợng công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng càng cao hơn, đòi hỏi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không những có trình độ, phẩm chất theo yêu cầu mà còn phải gƣơng mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; giừ vững tiêu chuẩn và tƣ cách của ngƣời công chức.
Chính vì vậy, khi nói đến chất lƣợng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực của ngƣời công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, những phẩm chất và năng lực này thể hiện qua kết quả hoàn
thành nhiệm vụ của họ, mà cụ thể là thực hiện những nhiệm vụ mà họ đƣợc cấp có thẩm quyền phân công theo luật định. Khi nghiên cứu về chất lƣợng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có thể xét dƣới hai đặc tính:
Một là, phẩm chất, năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bao gồm: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe. Đó là tổng hợp các yếu tố chuyên môn đƣợc đào tạo, kinh nghiệm làm việc, năng khiếu cá nhân, yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao khả năng làm việc.
Hai là, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Ở khía cạnh này, đó là sự đánh giá của cơ quan quản lý và đối tƣợng đƣợc phục vụ nơi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh công tác.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc, sức khỏe nhằm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi các nhân công chức đang làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.