Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức các cơ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 47 - 108)

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Thứ nhất, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xây dựng CNXH

Từ những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về CNH, HĐH, Đảng NDCM Lào đã xác định CNH phải đi liền với HĐH. Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM lào đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng Lào là: Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lƣợc, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng Nƣớc CHDCND Lào thành một nƣớc CNH, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, xã hội công bằng, văn minh. CNH, HĐH ở Nƣớc CHDCND Lào là CNH, HĐH vì mục tiêu XHCN. Do đó CNH, HĐH cũng chính là quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp [19].

Với một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, khả năng tích luỹ và sức mua hẹp, Nƣớc CHDCND Lào phải tập trung vào nông nghiệp, nông thôn và lấy đó làm khâu đột phá, phát huy tinh thần dân chủ và sức mạnh tự cƣờng, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, vƣơn lên làm giàu. Những thành tựu bƣớc đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới đã đƣa đất Nƣớc CHDCND Lào đến thời cơ phát triển mới. Tuy nhiên, Nƣớc CHDCND Lào đang đứng trƣớc thách thức tụt hậu về kinh tế, quốc nạn tham nhũng, lãng phí còn rất phổ biến. Các nguy cơ đó đặt ra nhiều vấn đề đối với việc đổi mới chất lƣợng công chức. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, vai trò của đội ngũ công chức là hết sức quan

trọng. Họ phải là những ngƣời đề ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là ngƣời tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gƣơng mẫu thực hiện những mục tiêu. Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức càng quan trọng. Có thể khẳng định, không thể thực hiện CNH, HĐH thành công với một cơ chế quản lý lạc hậu, xơ cứng với một nền hành chính vừa cồng kềnh, vừa thiếu dân chủ, không biết tôn trọng và phát huy năng lực xã hội, vừa lỏng lẻo, vừa trì trệ, cửa quyền với đội ngũ công chức chất lƣợng thấp, cơ cấu không hợp lý.

Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, năng lực thực thi công vụ của công chức của Nƣớc CHDCND Lào nói chung và của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng còn thiếu về số lƣợng và hạn chế về chất lƣợng. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH cần phải nâng cao chất lƣợng thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ, vì công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là những ngƣời có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Đầu tƣ cho một chất lƣợng mới của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là đầu tƣ có hiệu quả cho tƣơng lai tỉnh.

Thứ hai, yêu cầu của cải cách hành chính

Hành chính nhà nƣớc là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Cải cách hành chính nhà nƣớc thực chất là đổi mới, nâng cao chất lƣợng các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nƣớc, đáp ứng các yêu cầu của thực tế khách

quan. Cải cách hành chính nhà nƣớc phải đƣợc tiến hành đồng bộ, trong đó xác định cải cách thể chế hành chính nhà nƣớc và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ công chức là nhiệm vụ trọng tâm. Nếu có hệ thống thể chế hành chính nhà nƣớc tốt, tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhƣng nếu không có đội ngũ công chức có đầy đủ các phẩm chất và trình độ, năng lực, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi mục tiêu cải cách cũng sẽ không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của công chức. Trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra trong một bộ phận công chức. Để có đƣợc đội ngũ công chức có năng lực, trình độ phù hợp với một nền hành chính phục vụ, công chức phải có kiến thức cần thiết về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ hành chính, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tổ chức, lấy nhân dân làm đối tƣợng phục vụ; có phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt công việc đƣợc giao [19].

Thứ ba, yêu cầu về chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp tỉnh hiện nay

Trong những năm qua, đội ngũ công chức cấp tỉnh đã từng bƣớc phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng NDCM Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc CHDCND Lào. Tuy nhiên, trƣớc tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng, một bộ phận công chức cấp tỉnh có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch, của quyền, tham nhũng, lãng phí

còn khá phổ biến; ý thức kỷ luật kém, gây mất đoàn kết nội bộ; tinh thần phê bình và tự phê bình còn thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc. Mặt khác, tỷ lệ công chức chƣa đạt chuẩn vẫn còn cao. Để thực hiện CNH, HĐH và cải cách hành chính thành công, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh cần phải quyết tâm xây dựng đội ngũ công chức của tỉnh giỏi về chuyên môn, có các phẩm chất của ngƣời công chức của nền hành chính nhà nƣớc chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh và hiện đại. Hiện nay, Nƣớc CHDCND Lào đang đề ra mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, mục tiêu là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trên cơ sở tiến hành CNH, HĐH. Nhiệm vụ trƣớc mắt là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, khắc phục sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, xã hội giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng của đội ngũ công chức, nâng cao năng lực thực thi công vụ. Muốn nhƣ vậy, phải xây dựng một đội ngũ công chức có đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng nhằm phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ công chức trong công cuộc đổi mới.

Tiểu kết chƣơng 1

Chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hiệu quả hoạt động của UBND tỉnh.

Trong Chƣơng 1, luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đƣa ra khái niệm về chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; từ đó phân tích các tiêu chí đánh giá, các điều kiện đảm bảo và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Những nội dung về lý luận chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đƣợc đề cập trong Chƣơng 1 là luận cứ khoa học cho

việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn, Lào ở Chƣơng 2 và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn, Lào ở Chƣơng 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VIÊNG CHĂN,

NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn, nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh nông nghiệp, có diện tích 22.554.48km2,

với 11 huyện, 443 bản làng thuộc vùng Tây Bắc Lào phần lớn là vùng núi và núi đá (chiếm 2/3 diện tích); đồng bằng chỉ chiếm 1/3 diện tích của toàn tỉnh. Diện tích phần lớn là núi, núi đá chiếm 80% diện tích của tỉnh. Đất trồng trọt chỉ nằm hai bên bờ sông Năm Ngƣm. Tiềm năng đất đai của tỉnh chƣa đƣợc khai thác, kết cấu hạ tầng vẫn còn nghèo nàn.

Tỉnh Viêng Chăn phía bắc giáp với tỉnh Luangpabang, phía nam giáp với thủ đô Viêng Chăn, phía đông giáp với tỉnh Xiêng Khuan và Bolykhamxay; phía Tây giáp với tỉnh Sayabuly và tỉnh Lơi (Thái Lan).

Tỉnh Viêng Chăn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ cao nhất

trong năm là 34-390C, thấp nhất trong năm từ 18-120C. Lƣợng mƣa bình quân

hàng năm là 2.668mm.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tỉnh Viêng Chăn có 3 dân tộc chủ yếu và một bộ phận ngƣời nƣớc ngoài nhƣ dân tộc Lao Lum có 291.891 ngƣời, chiếm 60,7%; dân tộc Lào Mông có 110.407 ngƣời, chiến 23%; ngƣời nƣớc ngoài sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn là 544 ngƣời, chiến 0,11%.

Cƣ dân của tỉnh Viêng Chăn có cơ cấu phức tạp, có quá trình lịch sử phát triển rất lâu dài, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, tín

ngƣỡng. Trong đó, phần lớn cƣ dân tỉnh Viêng Chăn từ miền Bắc di chuyển xuống.

Từ năm 1981 đến nay, tỉnh Viêng Chăn đã phát triển kinh tế - xã hội tƣơng đối nhanh với thế mạnh của mình bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau. Tỉnh Viêng Chăn đã hình thành đƣợc ba khu vực phát triển kinh tế nhƣ khu vực huyện Viêng Khăm, khu vực huyện Phôn Hông, khu vực huyện Thulakhom và một khu vực phát triển du lịch mạnh, đó là khu vực huyện Văn Viêng.

Tỉnh Viêng Chăn có tiềm năng và điều kiện khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhƣ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp hai bên bờ sông Năm Ngƣm thuận lợi cho trông trọt. Đồng thời, tỉnh Viêng Chăn có rất nhiều sông, suối để làm thủy lợi, thủy điện với các công trình tiêu biểu nhƣ thủy điện Năm Ngƣm I với công suất là 150.000 kw, thủy điện Năm Ngƣm II với công suất 615 Mw, thủy điện Năm Ngƣm III với công suất 460 Mw. Đây là tiềm năng lớn của nƣớc Lào nói chung và tỉnh Viêng Chăn nói riêng. Các nhà máy thủy điện này đã đáp ứng đủ điện năng cho cả nƣớc Lào và bán cho Thái Lan mỗi năm hàng nghìn Kw điện. Tỉnh Viêng Chăn có đƣờng quốc lộ 13 đi qua (dài 210km) và còn có nhiều đƣờng giao thông khác tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đi lại buôn bán với các tỉnh trong cả nƣớc. Tỉnh Viêng Chăn còn có cửa khẩu ở huyện Xanakham để ngƣời dân giao lƣu buôn bán, kinh doanh…

Tỉnh Viêng Chăn có hệ thống các trƣờng cao đẳng và đại học của tƣ nhân, có bệnh viện liên kết Lào - Luxembourg… Trình độ dân trí của tỉnh Viêng Chăn ngày càng ngày càng đƣợc nâng cao. Tỉnh Viêng Chăn có bề dày truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ngƣời dân tỉnh Viêng Chăn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, có bản chất hiền lành, lƣơng thiện, có ý thức chấp hành đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc Lào.

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn

Điều kiên về tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Viêng Chăn có ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi quá trình CNH, HĐH đang đƣợc đẩy mạnh, trong kỷ nguyên “cách mạng công nghệ 4.0” và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Những thuận lợi

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Viêng Chăn ngày càng đƣợc định hình rõ nét hơn, phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Chính điều này đòi hỏi chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phải không ngừng đƣợc nâng cao, phù hợp với chính sách mở cửa hội nhập và đổi mới cơ chế quản lý của tỉnh Viêng Chăn nói riêng và cả nƣớc CHDCND Lào nói chung.

Tỉnh Viêng Chăn có hệ thống các trƣờng cao đẳng và đại học ngày càng phát triển, do vậy có trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao. Đây là cơ sở để cung cấp nguồn công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Đồng thời cũng là nền tảng để đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong thời gian tới.

Mặt khác, tỉnh Viêng Chăn là địa phƣơng giàu truyền thống cách mạng với đội ngũ công chức và nhân dân tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, trung thành con đƣờng cách mạng Đảng NDCM Lào đã lựa chọn. Chính truyền thống này mà công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn luôn có tƣ tƣởng vững vàng, luôn thể hiện tinh thần cống hiến và phục vụ cao trong thực thi công vụ.

Đặc biệt công chức các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Viêng Chăn hiện nay đa số đƣợc rèn luyện, trƣởng thành, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành, kiên định với đƣờng lối đổi mới, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật, gƣơng mẫu trong sinh hoạt, lối sống, quan hệ tốt với quần chúng nhân dân, gắn bó với địa phƣơng nơi cƣ trú.

Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém và trở thành những khó khăn cản trở việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn.

Kinh tế - xã hội phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh, chƣa đáp ứng đƣợc sự mong mỏi của nhân dân. Quản lý nhà nƣớc vẫn còn thiếu chặt chẽ, chƣa ngăn chặn một cách có hiệu quả các hiện tƣợng tiêu cực. Đời sống của một bộ phận ngƣời ăn lƣơng, hƣu trí và các đối tƣợng chính sách xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số lƣợng ngƣời thiếu việc làm và chƣa có việc làm còn chiếm tỷ lệ cao. Tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hƣớng gia tăng. Trật tự an toàn xã hội vẫn chƣa đảm bảo tốt. Tệ tham nhũng vẫn còn tồn tại. Nếp sống thanh lịch và đạo đức bị suy giảm. Truyền thống dân tộc có phần bị xói mòn. Tác động tiêu cực của lối sống thực dụng phƣơng Tây tác động khá mạnh đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Môi trƣờng thiên nhiên ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng. Việc quản lý, điều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 47 - 108)