công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1.3.1. Điều kiện bảo đảm chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Thứ nhất, điều kiện bảo đảm về chính trị
Thực hiện đầy đủ phƣơng thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Đảng thống nhất quản lý về công tác cán bộ có tính nguyên tắc đƣợc quy định trong điều Đảng cầm quyền. Các cấp ủy Đảng phải thực hiện quản lý công chức một cách chặt chẽ, toàn diện theo sự phân cấp quản lý công chức của Đảng. Đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là đối tƣợng quản lý trực tiếp của tỉnh ủy. Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc, do đó mối quan hệ giữa tỉnh ủy với, giữa ban tổ chức tỉnh ủy với sở nội vụ thuộc UBND tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ trong chỉ đạo và thực hiện quá trình xây dựng, nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Cụ thể, cấp ủy Đảng thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động của UBND về tuyển
dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, luân chuyển, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Đảng thực hiện giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, quán triệt sâu rộng các nghị quyết của Đảng cho đội ngũ công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng. Nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế quản lý công chức
Do đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có tính thống nhắt cao trong toàn hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên nâng cao chất lƣợng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thể chế quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói chung bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển, luân chuyển, đề bạt, chính sách tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ bằng vật chất và khuyến khích tinh thần... Thể chế quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn bao gồm bộ máy, tổ chức nhà nƣớc và các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các quy định về khen thƣởng, kỷ luật. Hệ thống thể chế quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đầy đủ, có chất lƣợng, đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, dân chủ thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng của đội ngũ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Xây dựng, kiện toàn bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo hƣớng xây dựng chính quyền quản lý hiện đại. Kiện toàn các sở thực
hiện chức năng tham mƣu và các đơn vị sự nghiệp công đầy đủ, hợp lý theo hƣớng xây dựng bộ máy tinh gọn. Đây là điều kiện, cơ sở quan trọng quyết định việc biên chế số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hợp lý và hiệu quả.
Chất lƣợng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lƣợng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý đƣợc biểu hiện ở sự tinh giảm hợp lý, đảm báo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy đƣợc hết năng lực, sở trƣờng của mình, có thể đảm đƣơng tốt công việc đƣợc giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất. Một bộ máy cồng kềnh, một đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dƣ thừa, lãng phí nhân lực dẫn đến dựa dẫm, ỷ lại, không tạo đƣợc động lực làm việc cho mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, tạo nên tính năng động, sáng tạo, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa trong các hoạt động công vụ.
Thứ tư, hoạt động xây dựng, quy hoạch phát triển công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Việc quy hoạch công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nhằm mục đích phát hiện sớm nguồn công chức trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đƣa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trƣớc mắt và lâu dài của từng địa phƣơng, cơ quan, đơn vị và của đất nƣớc. Thông thƣờng, các công chức là ngƣời đã có tuổi, có kinh nghiệm lâu năm về công tác quản lý, hành chính mới đƣợc đảm nhận các vị trí vai trò quan trọng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Do đó, việc quy hoạch công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần phải đƣợc
thực hiện để dự nguồn nhân lực. Hơn thế nữa còn phải thực hiện một cách tổng thể, dài hạn để các lớp công chức nối tiếp nhau, học tập kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc và truyền đạt lại cho thế hệ kế cận.
Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo Luật Cán bộ, công chức nƣớc CHDCND Lào năm 2015 và Nghị định số 128/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, căn cứ để tuyển dụng công chức là yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chi tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng công chức. Việc tuyển dụng công chức đƣợc thực hiện thông qua thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận đối với một số trƣờng hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, tùy theo mục tiêu và đối tƣợng cũng nhƣ công việc cần tuyển. Nguồn cho tuyển dụng công chức các cơ quan chuyển môn thuộc UBND tỉnh có thể là bên trong (bên trong bộ máy hành chính địa phƣơng) hay bộ phận nhân lực tài giỏi bên ngoài, có nguyện vọng làm việc và cống hiến cho nhân dân. Việc tuyển chọn cần phải bám sát nhu cầu chọn lựa của nhà nƣớc, yêu cầu hoạt động của cơ quan làm việc. Các quy trình tuyển chọn cần phải tuân thủ yếu tố: minh bạch, rõ ràng, cơ hội chia đều cho tất cả các đối tƣợng phù hợp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “con ông cháu cha”. Các quy trình, yêu cầu tuyển chọn phải rõ ràng, đảm bảo mọi ngƣời có thể hiểu đƣợc. Trong quá trình tuyển dụng, cần phải chú ý các yếu tố công bằng và minh bạch.
Thực hiện tốt việc bố trí sử dụng, phân công đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Việc sử dụng, phân công công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cũng là một trong những nội dung của
việc nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Với bất cứ nhân lực, nếu không đƣợc sử dụng một cách hợp lý, đƣợc đặt không đúng vào vị trí phát huy sở trƣờng của mình sẽ khó mà hình thành tâm lý cống hiến vì công việc, tâm lý thỏa mãn trong công việc dẫn đến chất lƣợng làm việc giảm sút.
Đào tạo và bồi dƣờng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là nhiệm vụ thƣờng xuyên, dài hạn mới mong có thể thay đổi trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, đạo đức làm việc của đội các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Trong tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa đang thay đổi từng ngày, việc đào tạo và bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là tất yếu nhằm thực hiện quá trình đổi mới đất nƣớc theo hƣớng CNH, HĐH và hòa vào xu thế của thế giới. Trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, cấp ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc.
Thứ năm, các chính sách đãi ngộ
Mọi hoạt động của con ngƣời suy cho cùng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định về vật chất hoặc về tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi về điều kiện vật chất để con ngƣời tồn tại, phát triển về thể lực. Nhu cầu về tinh thần là những điều kiện để con ngƣời tồn tại, phát triển về trí lực. Để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nỗ lực làm việc trƣớc hết phải thƣờng xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của họ. Do vậy, chính sách đãi ngộ đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần phải đƣợc xây dựng phù hợp, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nhƣ: tiền lƣơng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ngơi... Đồng thời, cần phải kết hợp hài hòa cả về vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích họ nỗ lực làm việc, đem hết
tài năng, sức lực cho hoạt động, công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu, thanh tra, kiểm tra công tác phát triển công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Việc thanh tra, kiểm tra công tác nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giữ vai trò quan trọng, giúp nâng cao chất lƣợng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Bên cạnh đó để nâng cao ý thức làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công việc. Với những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác nâng cao chất lƣợng công chức tại đơn vị, cơ quan, cần thanh tra, kiểm tra kỹ càng và sát sao để nhận định đƣợc những phƣơng pháp và cách làm khoa học, mang lại hiệu quà tốt. Mặt khác, kịp thời phát hiện những hoạt động dẫn đến những hạn chế về chất lƣợng của công chức mà gây ảnh hƣởng, lãng phí đến kinh phí và thời gian của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục một cách tốt nhất, nhanh nhất mang lại kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên thanh tra, kiểm tra công tác phát triển công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là công việc rất phức tạp, đòi hỏi thời gian, con ngƣời cũng nhƣ kinh phí trong quá trình thanh tra, kiềm tra; đòi hỏi sự minh bạch, công bằng từ phía tổ chức, cá nhân thực hiện. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá phải công tâm, khách quan. Đông thời, phải căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể, lợi ích chung của toàn cơ quan để đánh giá, áp dụng những phƣơng thức và chƣơng trình, nội dung phù hợp. Kiên quyết loại bỏ những thói hƣ, tật xấu, những hành động làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động chung tại mỗi cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.