Cơ cấu tổ chức, chất lượng cánbộ, công chức chủ chốt tại huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chất lượng cánbộ, công chức chủ chốt tại huyện

bồi dưỡng nguồn cán bộ, nhất là nguồn cán bộ tại chỗ, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Tuy nhiên, với trình độ văn hóa, chuyên môn còn yếu của đội ngũ cán bộ người DTTS nên tỷ lệ cán bộ, công chức DTTS trong cấp ủy, chính quyền còn thấp, số người nắm giữ các chức vụ chủ chốt ít.

Thứ ba, do là huyện miền núi, biên giới nên huyện Đakrông còn khó khăn trong việc tự cân đối được lực lượng cán bộ tại chỗ, do đó huyện vẫn có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý do các cán bộ tăng cường đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế này lại dẫn tới thực trạng đội ngũ cán bộ xảy ra tình trạng bằng mặt, không bằng lòng dẫn đến mất đoàn kết; cán bộ không nắm được dân; các dân tộc không có đại diện của dân tộc mình dễ bị kích động. Và khi khoảng trống giữa cán bộ và người dân càng giản ra thì các phần tử xấu hoạt động trái phép có điều kiện xâm nhập, lôi kéo.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chất lượng cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông huyện Đakrông

Tại mục phạm vi nghiên cứu, luận văn đã xác định chỉ nghiên cứu những cán bộ, công chức chủ chốt thuộc hệ thống chính trị cấp huyện của huyện Đakrông, bao gồm: Trưởng, phó các ban Đảng; Trưởng, phó phòng,

36

HĐND, UBND huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch MTTQ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội LHPN, Liên đoàn lao động; Bí thư và Phó Bí thư huyện đoàn. Cụ thể, tính đến thời điểm nghiên cứu (tháng 09/2020), danh sách gồm 51 cán bộ, công chức chủ chốt (Phụ lục 01).

Trong 51 cán bộ, công chức có 15 cán bộ là nữ, chiếm 30%. Nhiều cơ quan, đơnvị quan trọng do cán bộ nữ làm cấp trưởng như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân…

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức chủ chốt huyện Đakrông

(Nguồn: Ban Tổ chức huyện Đakrông, 2019)

Trong 51 cán bộ, công chức có 14 cán bộ, công chức là Trưởng/phó các ban Đảng, Văn phòng huyện ủy; 10 cán bộ, công chức là Trưởng, phó MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; 01 công chức là Thường trực huyện ủy; 03 cán bộ là thường trực UBND huyện, 23 cán bộ là Trưởng/phó các phòng trực thuộc UBND huyện.

100% cán bộ, công chức chủ chốt trong danh sách kể trên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Trong đó, có 10 cán bộ có trình độ trên đại học, 13 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân. 100% cán bộ, công chức chủ chốt đã qua đào tạo

30%

70%

Nữ CBCC chủ chốt Nam CBCC chủ chốt

37

về ngoại ngữ, tin học có bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận. Trong đó, có 03 cán bộ có trình độ cử nhân tiếng Anh.

Về độ tuổi, có 07 cán bộ dưới 35 tuổi, chiếm 13%; 28 cán bộ có tuổi từ 35 đến 45, chiếm 57%; 16 cán bộ có tuổi từ trên 45 đến 60, chiếm 30%.

Biểu đồ 2.2: Độ tuổi củacán bộ, công chức chủ chốt huyện Đakrông

(Nguồn: Ban Tổ chức huyện Đakrông, 2019)

Tại huyện Đakrông, cán bộ, công chức chủ chốt là người DTTS có tỷ lệ khá hợp lý chiếm 15%, chất lượng của cán bộ là người DTTS ngày càng nâng cao về nhiều mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ và giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương…Như vậy, có thể thấy, đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt huyện Đakrông về cơ bản đã đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng, cơ cấu cán bộ.

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, công chức chủ chốt là nữ chưa cao, độ tuổi cán bộ chủ chốt dưới 35 tuổi còn thấp, chiếm 13%.Một bộ phận khá lớn cán bộ, công chức chủ chốt còn hạn chế về năng lực tư duy, trình độ chuyên môn. Rõ

7 28 16 0 5 10 15 20 25 30

Dưới 35 tuổi Từ 35 đến 45 tuổi Từ 45 tuổi đến 60 tuổi

38

nhất là năng lực điều hành, tổ chức và quản lý còn yếu; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn còn chưa cao, lúng túng trong chỉ đạo, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)