Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đàotạo, bồidưỡng để nâng cao chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 83 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đàotạo, bồidưỡng để nâng cao chất

Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt là việc phải làm từ sớm, từ xa, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ qua nhiều năm, suy rộng ra phải bắt đầu từ phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài của huyện. Trước mắt, để có được đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS bảo đảm chất lượng và số lượng thì phải rất chú trọng chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức thông qua tuyển dụng công khai, minh bạch, có cạnh tranh, trên nguyên tắc bình đẳng gắn với thực

75

hiện cơ chế ưu tiên đúng pháp luật để tuyển dụng được số cán bộ, công chức trẻ tuổi, là nữ, là người DTTS để bổ sung cho các cơ quan tại huyện Đakrông.

3.2.3.1. Công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt phải đi trước một bước, phải có dự báo chiều hướng phát triển tình hình của huyện giai đoạn 2020 - 2025, 2021- 2026 và những năm tiếp theo, đón trước thời cơ và thách thức để chuẩn bị đội ngũ cán bộ chủ chốt một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả.

Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt trong thời kỳ mới là xác định được nguồn và phải tạo được nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch. Để đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt hiện nay, cần tập trung phát hiện, thu hút nhiều cán bộ, công chức trẻ có thành tích xuất sắc; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp có năng lực, trình độ và triển vọng phát triển. Để có nguồn cán bộ, công chức dồi dào, cấp uỷ các cấp cần động viên, tạo điều kiện để cán bộ trẻ, cán bộ là nữ và cán bộ là người DTTS phấn đấu, chuẩn bị dần về tri thức, tích lũy dần kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý từ cơ sở lên; mạnh dạn giao việc mới và khó cho cán bộ; vừa để cán bộ phải luôn nỗ lực, không thoả mãn dừng lại, vừa có nhiều dịp thử thách cán bộ.

Đối với các nơi có nhiều khó khăn về nhân sự và thiếu cán bộ tại chỗ, Ban Thường vụ Huyện uỷ cần quyết tâm đưa cán bộ, công chức có triển vọng từ các phòng, ban, ngành, huyện luân chuyển đến giữ chức vụ lãnh đạo ở các địa bàn này. Việc phát hiện, thu hút tài năng đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ, công chức chủ chốt thời gian qua còn có mặt hạn chế, cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc, có triển vọng chưa được lãnh đạo đơn vị mạnh dạn tiến cử vào quy hoạch các chức danh chủ chốt các phòng, ban, đơn vị. Do vậy, cần cải tiến, đổi mới phương thức tuyển chọn, phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ

76

trẻ có triển vọng vào quy hoạch các chức danh chủ chốt; làm cho đông đảo các cán bộ trẻ ý thức được vinh dự, trách nhiệm khi được lựa chọn vào diện quy hoạch.

Quá trình tuyển chọn đặc biệt quan tâm phát hiện đối tượng là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ đang giữ cương vị chủ chốt ở cấp dưới. Để có nguồn ứng viên dồi dào thuận lợi cho việc tuyển chọn, cần chủ động rà soát, phát hiện trong đội ngũ cán bộ chủ chốt trẻ ở cấp dưới có thành tích xuất sắc đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cần xác định nguồn ở phạm vi rộng, không nên bó hẹp, khép kín diện đưa vào nguồn quy hoạch; chú ý phát hiện những cán bộ trẻ ưu tú ở tất cả các cấp, phòng, ban, ngành, đơn vị...

Thực tiễn về công tác quy hoạch cán bộ ở huyện Đakrông đã chỉ ra: địa phương, đơn vị nào lựa chọn đúng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch cán bộ chủ chốt thì ở đó có cán bộ chủ chốt đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, ở đâu đưa cán bộ vào quy hoạch không đúng thì công việc kém hiệu quả, nội bộ không đoàn kết, tư tưởng không thống nhất, lòng tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước giảm sút; nhiệm vụ chính trị không hoàn thành.

Do vậy, có xác định đúng “đối tượng” quy hoạch thì quy hoạch cán bộ chủ chốt mới thiết thực và hiệu quả. Từng chức danh chủ chốt ở mỗi cơ quan, đơn vị của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chuẩn bị quy hoạch không quá 3 người, đảm bảo cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn để không bị động, hẫng hụt trong những điều kiện cần bố trí ngay. Khi xác định đối tượng quy hoạch cán bộ chủ chốt các cấp phải chú ý cả cơ cấu và tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ tiêu chuẩn, hoặc ngược lại vì tiêu chuẩn không cần cơ cấu. Mặt khác, cần tránh khi xác định đối tượng quy hoạch lúc nhấn mạnh thành phần xuất thân, lúc nhấn

77

mạnh quá trình cống hiến, lúc đề cao bằng cấp, lúc coi trọng độ tuổi, lúc nhấn mạnh đạo đức, tài năng.

Trong xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt của huyện cũng phải chú ý một số “tình huống” thực tế:

- Một số cán bộ hướng theo chức vụ trong quy hoạch, nên không ổn định tư tưởng, không đầu tư trí tuệ, sức lực làm tốt nhiệm vụ đang đảm nhiệm; xây dựng, củng cố cơ sở mình, ngành mình trong sạch, vững mạnh.

- Một số cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực và uy tín tốt nếu đưa vào quy hoạch công khai lại bị loại bỏ, nhất là ở những nơi có tình trạng nội bộ mất đoàn kết, hoặc “bằng mặt, không bằng lòng”.

- Có những trường hợp đưa vào quy hoạch công khai thì khi lấy phiếu bổ nhiệm rất khó đạt quá bán, hoặc chỉ đạt số phiếu thấp; ngược lại, có nhiềungười không có trong quy hoạch, không đủ phẩm chất, năng lực, không nổi trội, không có uy tín thì lại được bổ nhiệm qua “đường vòng” uẩn khuất; bầu cử hoặc bổ nhiệm rồi mọi người phải chấp nhận, vì chuyện đã rồi.

Để phát huy mặt tốt, khắc phục nhược điểm trong công tác quy hoạch, cần nghiên cứu, phân tích rất kỹ từng đối tượng quy hoạch, làm rõ mối quan hệ giữa cơ cấu, tiêu chuẩn, giữa quyền hạn với trách nhiệm, nghĩa vụ với lợi ích của các chức danh quy hoạch. Quy hoạch phải theo quy luật phát triển và đào thải, phát triển tuần tự có kế hoạch và phát triển đột biến. Những đối tượng đã đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian không có triển vọng phát triển cần kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch; ngược lại, có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch, nhưng trong một thời gian ngắn, đột biến trở thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng phát triển cần đưa vào quy hoạch. Như vậy, vấn đề cốt yếu là quy hoạch phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau một năm có đánh giá, điều chỉnh đối tượng quy hoạch.

78

3.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Quản lý, lãnh đạo là một khoa học, là một trong những dạng lao động trí óc phức tạp, đòi hỏi người làm công tác lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất và năng lực, có tri thức lãnh đạo, quản lý, do đó họ cần được đào tạo, rèn luyện và thử thách để trưởng thành trong thực tiễn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tri thức rộng và chuyên sâu, nhạy cảm và năng động, biết nắm bắt, ứng dụng và xử lý thông tin, biết sử dụng các công cụ, phương tiện thông tin và công nghệ quản lý hiện đại… Những phẩm chất này của người lãnh đạo, quản lý đều chủ yếu được hình thành trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo.

Để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện Đakrông, công tác này cần quan tâm như sau:

- Thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, quy hoạch là quá trình phát hiện, tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt sử dụng vào một hoặc các chức danh đã quy hoạch, đây là khâu mang tính chiến lược trong công tác cán bộ. Nếu công tác cán bộ được coi là nhiệm vụ then chốt thì quy hoạch cán bộ là nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Như vậy có thể nói một cách khái quát là: quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của khâu then chốt trong nhiệm vụ then chốt của công cuộc đổi mới hiện nay. Ngoài ra quy hoạch cán bộ liên quan chặt chẽ đến tất cả các khâu của công tác cán bộ và tùy thuộc vào nhiều mặt của công tác xây dựng Đảng.

- Quy hoạch gắn bó chặt chẽ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo tốt mới có cán bộ tốt để đưa vào quy hoạch và quy hoạch là để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

79

chức có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến số lượng cán bộ, vì thế cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ, công chức chủ chốt một cách tích cực và có hiệu quả.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần gắn việc tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm thực tiễn. Bởi vì, mục đích của việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhằm đổi mới cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ, bảo đảm tính kế thừa liên tục,trẻ hóa và tri thức hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, nếu không làm tốt công tác quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và gây lãng phí rất lớn.

Thực tiễn tại huyện Đakrông thời gian qua đã chú ý thực hiện quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt một số nhiệm kỳ gần đây. Gắn kết chặt chẽ các khâu của công tác này. Có nhiều chương trình đào tạo cơ bản, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện. Hằng năm, liên tục phối hợp mở các lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính, các lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong nguồn quy hoạch. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của huyện trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, lực lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, do đó cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó đặc biệt quan tâm tới có cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, là người trẻ tuổi và là người DTTS nhằm tăng hiệu quả trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác này cần thực hiện theo các định hướng sau:

- Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm khối lượng kiến thức vừa toàn diện vừa chuyên sâu và gắn với yêu cầu công việc và thực tế phát triển khách quan của tỉnh và xã hội. Nội dung đào tạo cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt như đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, về chính trị, về quản lý nhà nước, đặc biết cần được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng

80

lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra cũng cần đào tạo về ngoại ngữ, tin học là những lĩnh vực mới nhưng rất cần thiết cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hội nhập và nền kinh tế tri thức như hiện nay. Hình thức đào tạo cũng cần đa dạng như tập trung chính quy, tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn…

- Cần gắn lý luận với thực tiễn, gắn việc đào tạo kiến thức lý luận ở trường với việc thực hành ở môi trường thực tế để tăng hiệu quả đào tạo. Đối tượng được đào tạo phải phù hợp với chương trình nội dung đào tạo. Đồng thời cũng phải tính đến thời gian của các khóa đào tạo, địa điểm đào tạo và các dịch vụ xã hội, các chế độ chính sách hỗ trợ khác, để người được đào tạo an tâm tiếp thu học tập đạt kết quả tốt nhất.

- Tiếp tục hoàn thiện, tổ chức lại hệ thống đào tạo. Đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiến hành phân cấp đào tạo cán bộ một cách hợp lý và chặt chẽ. Đầu tư nâng cấp các trường cán bộ tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay. Trước hết quan tâm đội ngũ giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Tăng kinh phí đào tạo thỏa đáng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Huyện Đakrông tiếp tục chú trọng việc liên kết các chương trình đào tạo với trường Đảng, các trường Đại học dành cho các cán bộ có triển vọng. Phối hợp chặt chẽ với Trường đào tạo cán bộ Lê Duẩn tổ chức các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước; Các trường Đại học tổ chức các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành, đặc biệt các chuyên ngành luật, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xây dựng Đảng… Nhằm trang bị và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức chủ chốt hiện đương chức và trong nguồn quy hoạch, đáp ứng với yêu cầu trước mắt và những năm tiếp theo.

- Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Qua đó kịp thời động

81

viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt và chấn chỉnh rút kinh nghiệm nơi thực hiện công tác này không tốt. Đặc biệt quan tâm, sâu sát công tác đào tạo cán bộ, công chức chủ chốt từ việc phát hiện các tài năng trẻ trong các trường học, trong đội ngũ tri thức trẻ, trong đội ngũ cán bộ Đoàn để đưa vào quy hoạch và kế hoạch đào tạo thích hợp để họ có đủ năng lực đảm nhận công tác lãnh đạo, quản lý ở các lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)