Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, cho cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Đakrông nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành và các giải pháp chủ yếu trong các nghị quyết, kết luận, quy định của pháp luật của Nhà nước, của tỉnh Quảng Trị về công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt; đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, Nghị quyết TW4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng về công tác cán bộnhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trọng nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân huyện Đakrông trong việc tạo nguồn cán bộ, công chức ngày càng chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp

67

xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt. Đây là giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài, không thể nóng vội, chủ quan duy ý chí.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020-2025 có chất lượng cao nhằm tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt vững chắc để chủ động đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, chú trọng tạo nguồn cán bộ, công chức cho các phòng ban, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.

- Đẩy mạnh việc luân chuyển, điều động cán bộ, công chức chủ chốt để phát huy năng lực, sở trường công tác của mỗi đồng chí; bồi dưỡng cho cán bộ một cách toàn diện, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện và phát huy khả năng, năng lực thực tiễn.

- Xây dựng đề án cải cách tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị giai đoạn 2020-2025. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu, khắc phục sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhất thể hóa giữa các cơ quan Đảng, nhà nước có chức năng nhiệm vụ tương tự. Tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển huyện Đakrông trong tình hình mới; tăng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS, cán bộ xuất thân từ công nhân, con gia đình có công với cách

68

mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ; gắn việc tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt, đổi mới công tác cán bộ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý và thực hiện công tác cán bộ.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với chức danh, chức trách và nhiệm vụ được giao, tránh đào tạo tràn lan, không phù hợp chuyên môn, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phấn đấu từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo 100% cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở đạt chuẩn về chuyên môn và chính trị (có đại học chuyên môn và cử nhân chính trị, trong đó phấn

đấu 60% có trình độ sau đại học ).

- Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt trong hệ thống chính trị đảm bảo chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Chính sách cán bộ, công chức phải trở thành nguồn động lực để cán bộ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác. Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ đối với cán bộ, nhất là công chức cơ sở.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 77)