Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong mỗi quốc gia, mỗi loại tổ chức, ngành, lĩnh vực là khác nhau. Thông thường chúng có thể chia thành các yếu tố ảnh hưởng sau:

Thứ nhất, yếu tố về thể chế

Thể chế về thi đua, khen thưởng có thể hiểu theo nghĩa hẹp là những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của chủ thể trong hoạt động thi đua, khen. Thể chế đóng vai trò quản lý và xác lập các công cụ quản lý hữu hiệu tạo khuôn khổ cho việc tổ chức và thực hiện thi đua, khen thưởng. Thể chế tốt thì

36

sẽ khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp và ngược lại. Nếu coi thi đua là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thì khen thưởng chính là quyền lợi của họ. Thể chế về thi đua, khen thưởng góp phần tạo ra cơ chế để các chủ thể trong thi đua, khen thưởng có thể thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Nhờ vào thể chế mà nguyên tắc công bằng trong công tác thi đua, khen thưởng được đảm bảo hiệu quả.

Thứ hai, yếu tố về văn hoá, tư tưởng

Có thể hiểu văn hoá là những quy tắc ứng xử bất thành văn được mọi người chấp nhận. Một nền văn hoá yếu dễ dẫn tới tình trạng mơ hồ, hỗn độn, mất phương hướng và sự quyết tâm, nhiệt tình trong thi đua sẽ bị giảm sút, dẫn đến kết quả khen thưởng không chất lượng.

Văn hoá dân tộc được xem là một trong những cơ sở để xây dựng nội dung thi đua. Tổng cục Chính trị đã tổ chức cuộc vận động toàn quân đẩy mạnh thi đua huấn luyện giỏi, nhằm không ngừng phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam.

Mặt khác, sự tác động, ảnh hưởng của tƣ tƣởng đối với thi đua, khen thưởng thể hiện trước hết ở quan điểm, nhận thức của nhà nước, của giai cấp cầm quyền và của các cá nhân, tổ chức về tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội từ đó chuyển hoá thành kết quả tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng.

Yếu tố tư tưởng đã tác động rất lớn đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội như ở các nước tiên tiến, người ta quan niệm khen thưởng là để ghi nhận những thành tích thật sự nổi trội, nổi bật so với cái chung, tuyên dương những cá nhân, tập thể đã thực hiện xuất sắc một công việc có ích nào đó nhưng tại Việt Nam tư tưởng về công tác khen thưởng dường như có phần cởi mở hơn, chỉ cần làm đúng với quy định, đúng chức trách nhiệm vụ đã được khen động viên tinh thần. Chính vì vậy, khi kết

37

thúc năm công tác, đa số cán bộ, công chức, viên chức nếu không vi phạm bất cứ hình thức ky luật nào đều đạt danh hiệu lao động tiên tiến và kèm theo mức tiền thưởng nhất định để khen động viên tinh thần lao động.

Thứ ba, yếu tố về kinh tế

Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức tuyên truyền, xây dựng nội dung chính sách thi đua, khen thưởng, quyết định chế độ khen thưởng và chất lượng phong trào thi đua .Mặt khác, các hành vi tiêu cực diễn ra trong hoạt động thi đua, khen thưởng một phần do các cá nhân, tổ chức chạy theo lợi ích kinh tế và danh vọng.

Sự hạn chế về tài chính sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến công tác quản lý về thi đua, khen thưởng, thể hiện ở hạn chế trong khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý thi đua, khen thưởng; mức khen thưởng thấp chưa đủ kích thích, tạo động lực thi đua; trình độ quản lý còn kém chưa đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.

Thứ tư, yếu tố thông tin

Chủ thể quản lý thi đua, khen thưởng muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra một thông tin điều khiển dưới các hình thức khác nhau: Quy định thi đua, khen thưởng; quyết định khen thưởng; kế hoạch tổ chức thi đua Thông tin này nhằm giúp sự phối hợp thực hiện dễ dàng hơn, đảm bảo các điều kiện vật chất cho đối tượng thực hiện, theo dõi kết quả thực hiện của các đối tượng thi đua, khen thưởng thông qua thông tin phản hồi của hệ thống.

Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, là căn cứ đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Việc nhân rộng điển hình tiên tiến chính là mở rộng sự lưu chuyển thông tin nhằm tạo được hiệu ứng xã hội tốt nhất.

Thứ năm, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

38

Mục đích cuối cùng của thi đua, khen thưởng là nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho khối đại đoàn kết dân tộc thực sự phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Chính sự ủng hộ của nhân dân sẽ tạo nên sự tập trung trong quản lý. Do đó, sự ủng hộ hay phản đối của nhân dân được xem là căn cứ để Nhà nước xây dựng, thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách về thi đua, khen thưởng.

39

Tiểu kết chương 1

Thi đua, khen thưởng là một hoạt động có vai trò ý nghĩ quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước, là nguồn động viên thúc đẩy tinh thần lao động, xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ chức, giáo dục con người mới và tạo nguồn cho công tác tổ chức cán bộ.

Trong chương này, luận văn đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học của thi đua, khen thưởng, và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Dựa trên cơ sở lý luận các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, lồng ghép đánh giá thực tiễn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác thi đua, khen thưởng để từ đó xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài gồm các nội dung chủ yếu: 1) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; 2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; 3) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm về thi đua, khen thưởng; 4) Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá các hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; 5) Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

40

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 53)