0
Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 66 -90 )

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo

giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng

Mục tiêu của chính sách thi đua, khen thưởng là nhằm động viên mọi cá nhân, tổ chức tham gia các phong trào thi đua và thực hiện tốt công tác khen thưởng để từ đó phát huy tính tích cực trong công việc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng để phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân; làm cho các phong trào thi đua được phát triển sâu rộng trong toàn dân. Việc xây dựng chính sách về thi đua khen thưởng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước.

Mục tiêu của chính sách thi đua, khen thưởng là nhằm động viên mọi cá nhân, tổ chức tham gia các phong trào thi đua và thực hiện tốt công tác khen thưởng để từ đó phát huy tính tích cực trong công việc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng để phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân; làm cho các phong trào thi đua được phát triển sâu rộng trong toàn dân. Việc xây dựng chính sách về thi đua khen thưởng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước.

Bảng 2.6. Thống kê văn bản về chính sách thi đua, khen thưởng

TT

1

52

2 3 4 5 6 7 8 9

53

10 11 12 13 14 54

15

16

17

18

Nguồn: Tổng hợp từ Cuốn tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng tháng 11 năm 2020 của Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh Đắk Lắk

Trên cơ sở các văn bản áp dụng chung, để góp phần đưa công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp và có chiều sâu, đảm bảo tính công khai minh bạch, Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng riêng cho các Trường, trong đó đã nêu rõ các hình thức, tiêu chuẩn, điều kiện,… cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng các hình thức. Đối tượng được bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là các tập thể, cá nhân lập được thành tích trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển

55

của cơ quan, đơn vị đều được khen thưởng. Đặc biệt, ưu tiên viên chức, người lao động trực tiếp; tỷ lệ đề nghị tặng Giấy khen của Hiệu trưởng các trường, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giữa cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức, người lao động trực tiếp được quy định rõ. Đối với các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chỉ xét khen thưởng đối với các trường hợp đặc biệt xuất sắc.

Các phong trào thi đua được tổ chức phát động trong từng năm, hoặc theo kế hoạch, theo từng chủ đề đối với từng Trường. Cách thức tổ chức phong trào thi đua có sự tiến bộ rõ rệt, xác định đầy đủ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, có cơ chế theo dõi, ghi nhận kịp thời các thành tích, cũng như phê bình, nhắc nhở những hành vi chưa đúng, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thi đua. Ban hành kế hoạch thi đua cụ thể: chỉ rõ cơ quan khởi xướng, chủ trì, cơ quan phối hợp, lực lượng và điều kiện thực thi. Nhờ đó, tạo thêm niềm tin, động lực cho các tập thể, cá nhân tham gia thi đua.

Trên cơ sở phong trào chung của toàn ngành, toàn tỉnh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng và đề ra các phong trào thi đua cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương và sát với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển bền vững. Các tổ chức Đảng, và đoàn thể c ủa c á c Tr ườ n g phát động nhiều phong trào nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra, như phong trào: “Dạy tốt, phục vụ tốt trong viên chức, lao động; học tập tốt trong học sinh sinh viên”, phong trào“đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,…

Đối với hoạt động của Khối thi đua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chia 12 khối. Khối số 1: Khối thi đua các cơ quan đảng gồm 11 đơn vị; khối số 2: Khối thi đua mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội gồm 06 đơn vị; khối số

56

1: Khối các cơ quan nội chính, gồm 08 đơn vị; khối số 4: khối thi đua các cơ quan tham mưu, tổng hợp, gồm 09 đơn vị; khối số 5: khối thi đua các Sở quản lý nhà nước về kinh tế, gồm 06 đơn vị; khối thi đua số 6: khối thi đua các Sở quản lý nhà nước về văn hóa-xã hội, gồm 07 đơn vị; khối thi đua số 7: khối thi đua các tổ chức hội đặc thù, gồm 10 đơn vị; khối thi đua số 8: khối thi đua các Doanh nghiệp 1, gồm 11 đơn vị; khối thi đua số 9: khối thi đua các Doanh nghiệp 2 gồm 10 đơn vị; khối thi đua số 10: Khối thi đua các Doanh nghiệp 3, gồm 11 đơn vị; khối thi đua số 11: Khối thi đua các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, gồm 07 đơn vị; khối thi đua số 12: khối các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, gồm có 11 đơn vị.

Trong đó có 11 Khối hoạt động theo năm hành chính, 01 khối hoạt động theo năm học. Về hoạt động các khối, đầu năm đều có Thông báo Trưởng khối, Phó khối và các thành viên trong khối, có Kế hoạch hoạt động Khối, có Bảng điểm và hướng dẫn chấm điểm thưởng, điểm trừ, đầu năm các khối có ký kết giao ước thi đua. Cuối năm, theo kế hoạch các Khối họp lại bình xét, suy tôn đơn vị dẫn đầu để đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho đơn vị dẫn đầu Khối trong năm. Từng Khối thi đua trên cơ sở đặc điểm tình hình của khối mình tổ chức các hoạt động phù hợp, như: Tổ chức thăm và tặng quà các hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh; tổ chức

phong trào giao lưu thể dục, thể thao chào mừng Lễ kỷ niệm trong năm của quê hương, đất nước nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong Khối.

Sự phối hợp thực hiện giữa các tổ chức, đơn vị và kết nối giữa chính sách thi đua, khen thưởng với các chính sách khác đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm và nghiêm túc thực hiện. Kết quả đánh giá cuối năm sẽ làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân

57

chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Giai đoạn 2017 - 2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng 721 lượt cán bộ công chức, viên chức. Trong đó, 189 trường hợp có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cử tham gia vào các lớp Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị Khu vực III - Đà Nẵng, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, các lớp Trung cấp lý luận chính trị, chiếm 33,8%; 546 lượt trường hợp được tham gia các chương trình bồi dưỡng ngắn khác, phần lớn các lớp bồi dưỡng này phục vụ công tác chuyên môn.

Thống kê của các trường, có 85 cá nhân có thành tích xuất sắc được nâng bậc lương trước thời hạn, trong đó tỷ lệ nâng trước thời hạn 6 tháng và 9 tháng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trước thời hạn 12 tháng do “số lượng tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao vẫn còn thấp”. Số thời gian được nâng trước thời hạn tùy thuộc vào thành tích đạt được của cá nhân được nâng lương và thông qua bình xét của cơ quan, tổ chức và quy định, quy chế riêng của các Trường.

Từ số liệu thống kê cho thấy các chính sách trong thi đua, khen thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức đã tác động mạnh mẽ. Việc áp dụng các chính sách trong thi đua, khen thưởng cũng đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quy trình, thủ tục khen thưởng rõ ràng, nghiêm túc, người giỏi, người tài được trọng dụng đây là những động lực thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ở nội dung này vẫn còn nhiều điểm còn tồn tại: “các chính sách về thi đua khen thưởng hiện nay của tỉnh chưa mang tính đặc thù đối với các Trường là cơ sở giáo dục nghề nghiệp; “phong trào của các khối thi đua chưa thường

58

xuyên, liên tục”; “ở một số đơn vị việc đăng ký, xét duyệt đề tài danh hiệu thi đua còn hình thức”.

2.2.2. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân, các cấp, ngành, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Thi đua, khen thưởng

Quán triệt Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 ngày 4 tháng 2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai với nhiều hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

-Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Với đặc điểm là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có đơn vị trực thuộc tỉnh, có đơn vị trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đào tạo nghề cho nhiều đối tượng khác nhau, viên chức thuộc các trường nhiều trình độ và lĩnh vực khác nhau nên khả năng lĩnh hội và điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật của người dân cũng khác nhau, do đó để các thông tin quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đến được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã áp dụng kết hợp và song song bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thứ nhất, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng loa, đài phát thanh, chuyên mục Thi đua, khen thưởng trên Trang thông tin điện tử của các trường và các tài liệu gửi qua hệ thống Ideks. Hệ thống loa, đài phát

59

thanh phát tin về các thông tin có liên quan đến công tác thi đua khen thưởng với khung giờ cố định, thời lượng 15 phút/1 tuần. Ngoài các thông tin tuyên truyền về các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng còn có các tin về các điển hình mới, cách làm hay trong phát triển kinh tế - xã hội... Truyền thông qua hệ thống loa đài mang lại nhiều ưu điểm: “Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời, nguồn thông tin đảm bảo, và có sức lan tỏa đến mọi đối tượng, không phân biệt trình độ” .

Thứ hai, thông qua các buổi họp, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề. Tuy không tổ chức riêng cho công tác thi đua, khen thưởng nhưng nội dung tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng luôn được lồng ghép trong các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề khi cấp cơ sở có yêu cầu. Các cụm, khối thi đua thường tổ chức sinh hoạt từ 1-2 chuyên đề/năm, các nội dung sinh hoạt thường mang tính chia sẻ và nhân rộng. Hình thức này được đánh giá đem lại hiệu quả cao hơn công tác truyền thông đại chúng vì “…mang tính tương tác trực tiếp, gắn liền với nhiệm vụ đang công tác, thu gọn vào trọng tâm các nội dung cần quan tâm, tính thiết thực được đẩy mạnh”.

Nội dung thông tin ngoài các quy định của pháp luật còn có các bản tin giới thiệu về gương điển hình trong phát triển sản xuất, các cách làm giỏi sáng kiến hay trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tính thường xuyên liên tục song chưa mang lại hiệu quả mong muốn do sự rời rạc, manh mún chưa gắn kết với nhau giữa các phương pháp truyền thông. Do đó, cần quan tâm đổi mới hình thức, nội dung ngôn ngữ sâu sắc gần gũi hơn nữa, thông điệp truyền tải đảm bảo kịp thời, chính xác và dễ hiểu.

-Công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ kịp thời tham mưu các văn

60

bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Hướng dẫn, giải đáp các nội dung mà các công chức, viên chức phụ trách thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở chưa rõ trong quá trình thức hiện.

Hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được phổ biến, quán triệt sâu rộng để mọi chủ thể tham gia thi đua biết và phấn đấu đạt được; mọi việc xét, đề nghị khen thưởng đều căn cứ trên các tiêu chuẩn đã được quy định đảm bảo khách quan, công bằng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Công khai các nội dung hướng dẫn các thủ tục về khen thưởng tại các bảng niên yết của các Trường. Các trường trí 01 đến 02 viên chức nhận hồ sơ khen thưởng của cơ quan, đơn vị và ở cấp tỉnh bố trí 01 đến 02 công chức nhận hồ sơ thi đua, khen thưởng tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh nhằm tạo thuận tiện cho các đơn vị và cá nhân lên làm việc. Các thủ tục được quy định trong Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua của tỉnh Đắk Lắk và các quy định quả Khối trưởng các khối thi đua.

Việc phân công và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị xã hội với các đơn vị, các ngành chức năng đã được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, về nội dung hướng dẫn đăng ký thi đua hàng năm tại một số đơn vịvẫn còn bất cập, chưa chú trọng vào chất lượng thi đua.

2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Chất lượng, năng lực kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình và hệ thống quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Có trình độ chuyên

61

môn kỹ năng giỏi là cơ sở để tham mưu hoạch định chính sách, phong trào thi đua khen thưởng hiệu quả, tìm tòi phát hiện được nhiều nhân tố điển hình để bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, hạn chế được những sai phạm pháp luật trong hoạt động khen thưởng,…

Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã bố trí đảm bảo số lượng viên chức làm công tác thi đua khen thưởng: 01 lãnh đạo các trường phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; bộ phận làm công tác thi đua,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 66 -90 )

×