Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về công tácdân số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 46)

1.3.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác

dân số Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, quy định của Nhà nước về công tác DS bao gồm các mục tiêu, chương trình từ định hướng đến cụ thể. Tuy nhiên chủ trương, chính sách về công tác DS có đi vào cuộc sống, đạt được mục tiêu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và cụ thể hóa của cấp ủy, chính quyền các cấp. Sự quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách DS vào thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả trong QLNN về công tác DS tại các địa phương.

Nhận thức về công tác DS là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác DS là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, việc nhận thức tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách DS từ KHHGĐ sang DS- PT một cách toàn diện về cả quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng DS sẽ thúc đẫy kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh phát triển nhanh, bền vững.

Chính sách DS phải bảo đảm cân bằng, hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cần sự đầu tư đồng bộ, từ con người cơ sở vật chất đến ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác DS.

1.3.2. Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về công tácdân số Năng lực đội ngũ cán bộ QLNN về công tác DS ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác DS. Cán bộ công tác DS là cầu nối giữa chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước với người dân. Đòi hỏi cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu rộng, sự nhiệt tình trách nhiệm để tuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện và chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS, nếu đội ngũ cán bộ công tác DS có năng lực chuyên môn tốt sẽ triển khai thực hiện hiệu quả công tác DS và ngược lại. Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng tâm công tác DS trong từng thời kỳ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản,...

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về DS. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký DS và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo DS chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố DS trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến QLNN về công tác DS.

1.3.3. Sự hiểu biết, ý thức của người dân về công tác dân số

Các chính sách công tác DS tác động trực tiếp đến đối tượng là người dân. Sự hiểu biết và ý thức của người dân ảnh hưởng đến quá trình triển khai,

thực thi chính sách, sự hiểu biết, ý thức của người dân về công tác DS được nâng cao thì các chính sách sẽ dễ dàng thực hiện và đi vào cuộc sống sẽ đạt được kết quả cao và ngược lại. Chính vì vậy, sự hiểu biết, ý thức của người dân có ảnh hưởng quan trọng đến QLNN về công tác DS.

Sự hiểu biết chính sách, pháp luật về công tác DS gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc đóng vai trò quan trọng trong QLNN về công tác dân số. Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác DS; đồng thời đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách DS, xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác DS. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành DS, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.

Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học- công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi. Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ thoả đáng để thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 46)