Đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động về công tácdân số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 101)

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và hội, đoàn thể, các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về công tác DS; đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân từ DS và KHHGĐ sang chính sách DSDT.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách DS và phát triển.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.

Trung tâm Y tế thông qua Phòng DS chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT- Thể thao đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ; coi trọng truyền thông trực tiếp, tư vấn nhóm để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên, những người chuẩn bị kết hôn, người già, dân tộc thiểu số hiểu rõ và thực hiện chính sách DS. Vừa truyền thông để giảm mức sinh, ổn định quy mô DS, nhanh chóng giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, vừa vận động nhân dân tham gia thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng DS như sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đang xảy ra tại một số địa phương. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách DSPT.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khoẻ, tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục DS, sức khoẻ sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về DS, sức khoẻ sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Từng cấp, từng ngành phải có trách nhiệm đề cao việc thực hiện bình đẳng giới, làm thay đổi nhận thức của xã hội về bình đẳng giới, chuyển đổi hành vi nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Khơi dậy phong trào khuyến khích mọi người dân luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực.

Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục DS, SKSS trong và ngoài nhà trường để hình thành kiến thức và kỹ năng về DS, SKSS cho thế hệ trẻ.

3.2.3.Tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn về công tác dân số tại địa phương

UBND Huyện tiếp tục phối hợp với Sở Y tế để trên cơ sở tình hình thực tế lựa chọn phương án thay đổi các thức tổ chức bộ máy QLNN về DS theo mô hình Trung tâm Y tế trực thuộc Sở Y tế, trong đó có phòng DS trực tiếp tác nghiệp về công tác DS. Xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp để UBND huyện có thể trực tiếp chỉ đạo, đầu tư cho công tác DS trên địa bàn. Từng bước củng cố BCĐ công tác DS cấp huyện, cấp xã đảm bảo chỉ đạo công tác DS. Đồng thời có những chính sách để xây dựng đội ngũ CTV đủ mạnh về số lượng, chất lượng, hỗ trợ kịp thời vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với công dân, họ đi đầu trong việc đưa các chính sách DS vào thực tế cuộc sống. Tiếp tục phối hợp với sở Y tế để kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS, bổ nhiệm, xếp ngạch viên chức đối với những cán bộ DS hợp đồng ở các xã; bổ sung đủ chỉ tiêu cán bộ, viên chức đối với phong DS thuộc Trung tâm y tế còn thiếu; thực hiện tốt công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cập nhật kiến thức nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức, CTV làm công tác DS các cấp.

Đội ngũ cán bộ làm công tác DS là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác DS, số lượng và chất lượng của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện các công tác DS, các chương trình mục tiêu quốc gia, các hoạt động mô hình Đề án, bởi vậy để phát huy được hết năng lực của đội ngũ này cần phải làm tốt công tác như sau:

Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác DS các cấp, chú trọng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở và CTV ở cơ sở.

Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DS, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS của các cấp trên cơ sở quy hoạch và phân tuyến kỹ thuật, với chương trình, nội dung và tài liệu đươc chuẩn hóa. Hoàn thiện tài liệu tập huấn, tổ chức học tập kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình DS và phát triển.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ DS, tiếp tục kiện toàn xây dựng tổ chức bộ máy DS các cấp, thực hiện việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của bộ máy làm công tác DS từ huyện đến các xã, phường.

UBND Huyện cần xây dựng đề án kiện toàn, kết hợp mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên DS, cộng tác viên dinh dưỡng trên địa bàn và đề xuất chế độ trợ cấp kiêm nhiệm đối với nhóm đối tượng này, phát huy hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho đội ngũ này. Tăng cường nhân lực, bố trí đủ biên chế theo quy định cho phòng DS, tránh trường hợp tăng viên chức y tế không có chuyên môn qua làm công tác DS. Chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo DS-KHHGĐ các cấp, làm cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; xây dựng quy chế phối hợp giữa BCĐ và Trung tâm y tế huyện để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và giám sát lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.2.4.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và giám sát lẫn nhau trong thực hiện công tác dân số

Trung tâm Y tế thông qua Phòng DS tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn Huyện nhất là các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và hội, đoàn thể… đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về công tác DS; đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân từ DS và KHHGĐ sang chính sách DS và phát triển.

Tiếp tục hoàn thiện việc triển khai chính sách, pháp luật về DS gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc. Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác DS; đồng thời đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách DS, xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác DS. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành DS, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Ban hành Chiến lược DS trên địa bàn trong tình hình mới; phát huy tối đa lợi thế cơ cấu DS vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững và thích ứng với già hoá DS. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi. Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ thoả đáng để thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

Nâng cao chất lượng quy hoạch các khu dân cư, cụm công nghiệp, phải chủ động chuẩn bị các điều kiện để dân cư được phân bổ tương ứng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.

Thực hiện tốt các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản.

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xửlý vi phạm pháp luật về công tác Dân số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 96 - 101)