dân số Quản lý nhà nước về tài chính chương trình DS tại huyện An Lão gồm
4 nguồn:
Thứ nhất là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế - DS được Trung ương phân bổ hằng năm và có kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện, nhưng nguồn kinh phí này luôn bị cắt giảm dần nên rất khó cho việc thực hiện các chương trình DS.
Thứ hai là nguồn Ngân sách Tỉnh đối ứng hằng năm để bổ sung nguồn kinh phí thiếu hụt của hoạt động DS.
Thứ ba là Ngân sách hỗ trợ của UBND huyện An Lão cho các hoạt động tổng kết và khen thưởng thôn đạt từ 3-5 năm trở lên không có trường hợp sinh con thứ 3+.
Thứ tư là Ngân sách các xã, thị trấn hỗ trợ các hoạt động truyền thông nâng chất lượng DS và hoạt động truyền thông vận động các đối tượng thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Tuy nhiên tong thực tiễn kinh phí chương trình DS thường phân bổ trễ, đặc biệt nguồn cân đối từ ngân sách địa phương thường bị cắt giảm do thu ngân sách không đủ. Điều trên dẫn đến bị động khi triển khai kế hoạch cũng như việc triển khai thực hiện các chương trình DS ngay từ đầu năm.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý vi phạm về công tác dân số Hằng năm, Trung tâm Y tế huyện thông qua Phòng DS tham mưu cho UBND Huyện thành lập Đoàn liên ngành DS - Y tế và kết hợp với Thanh tra Sở Y tế kiểm tra các phòng khám dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tại cơ sở y tế tư nhân thực hiện Nghị định 114/NĐ-CP của Chính phủ về lạm dụng siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, Trung tâm cũng đã làm việc với các cơ quan quản lý báo chí, truyên thông đề nghị nghiêm cấm phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi và những Quy định số 94/QĐ-TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW của Ủy ban kiểm tra Trung ương; Qua 10 năm thực hiện chính sách DS và kế hoạch hóa gia đình với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND, Trung tâm Y tế Huyện và sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành nên hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đều đạt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, Trung tâm còn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn kế hoạch hoá gia đình và quản lý các phương tiện tránh thai;
Triển khai và thực hiện tiếp thị xã hội và xã hội hóa về phương tiện tránh thai theo Đề án 818; Quản lý các dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn huyện ; Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, mô hình liên quan đến quy mô DS trên địa bàn huyện An Lão.
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xử lý vi phạm chính sách, pháp lệnh DS tại huyện An Lão không được triển khai một cách triệt để còn mang tính qua loa nên dẫn đến tình trạng chính sách không được thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, công chức, viên chức ở một số cơ quan đơn vị không được triển khai hoặc triển khai qua
loa về ngữ nghĩa của các văn bản, chính sách về DS dẫn đến một số người còn cố ý hiểu sai về Pháp lệnh DS nên chưa coi trọng việc thực hiện chính sách DS và có những tuyên truyền sai lệch.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS tuy không nhiều nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc vận động thực hiện chính sách DS. Điều này cho thấy ngành DS nói riêng và nhà nước ta nói chung cần tăng cường công tác truyền thông vận động thay đổi hành vi cho người dân và các cấp, các ngành cần phải chung tay trong việc tuyên truyền vận động và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về DS nhằm nâng cao chất lượng DS và giảm sinh bền vững.
2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về côngtác Dân số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định