số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm ở các địa phương tương đồng Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Huyện Vĩnh Thạnh là huyện nghèo của tỉnh Bình Định, có 8 xã và 1 thị trấn với số dân 30.174 người. Cùng với phát triển kinh tế, lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác DS trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, coi công tác DS là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Từ nhận thức đó, cấp ủy chính quyền các cấp đã xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động, mục tiêu, biện pháp cụ thể triển khai công tác DS. Định kỳ hàng năm và từng giai đoạn các xã và thị trấn đã tổ chức khảo sát, đánh giá sơ, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động để rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo.
Các chỉ tiêu về DS được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND và được cụ thể hóa bằng các chính sách cụ thể của địa phương, đơn vị.
Đây cũng là một trong các tiêu chí để xét công nhận "Chi bộ trong sạch, chính quyền vững mạnh, khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa và gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá”.
Năm 2018 ngân sách đầu tư cho công tác DS ở huyện được lãnh đạo chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Nhiều địa phương đầu tư kinh phí từ 2 triệu đến 4 triệu đồng/xã cho chiến dịch. Tổng kinh phí 8 xã và 1 thị trấn trong toàn huyện cho đợt hoạt động cao điểm và chiến dịch là 80. 500.000 đồng, riêng kinh phí huyện cho 9 xã, thị trấn triển khai đợt hoạt động cao điểm và Trung tâm Y tế huyện là 12 triệu đồng.
Hàng tháng lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Y tế huyện (Phòng DS) thường xuyên về các xã để truyền thông cho người dân về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác DS để nâng cao nhận thức cho người dân. Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ DS cơ sở cũng được lãnh đạo huyện quan tâm. Hằng năm tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến hội thi, hội diễn tuyên truyền về công tác DS qua đó tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với cán bộ DS công tác lâu năm trong ngành và cán bộ mới về các kỹ năng tuyên truyền, vận động để nhân dân thực hiện tốt chính sách DS ở địa phương.
Việc xây dựng hương ước, quy ước thôn làng trong đó có công tác DS cũng dần được hoàn thiện. Đến năm 2015 toàn huyện có 94,3% các xã xây dựng hương ước, quy ước; hiện nay là 100%. Qua tổng hợp số liệu từ 9 xã, thị trấn trong toàn huyện, có 06 đối tượng vi phạm chính sách DS theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, 06 trường hợp này phải trả lại tiền cho nhà nước. Từ sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền các cấp, công tác DS ở Vĩnh Thạnh có nhiều chuyển biến: Nhận thức của nhân dân trong huyện về quy mô gia đình ít con đã có bước chuyển biến rõ rệt. Đa số các cặp vợ chồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ chấp nhận quy mô gia đình có một hoặc hai con. Nếu như năm 2013 tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện là 16,08% đến năm 2017 con số này đã giảm xuống còn 11,86%. Toàn huyện có 57 thôn, có 30 thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên. Năm 2018, Vĩnh Thạnh được xếp là 1 trong 3 đơn vị đứng đầu toàn tỉnh về công tác DS.
Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong nhiều năm liền UBND huyện Phong Điền rất quan tâm, tăng cường chỉ đạo các hoạt động công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của huyện Phong Điền vẫn còn cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Phát huy thành quả đã đạt
được, duy trì có hiệu quả các hoạt động của mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ký cam kết tham gia thực hiện mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên. Tham mưu cho UBND huyện, phối hợp UBND các xã, thị trấn xử lý kịp thời, đúng quy định những trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, đặc biệt đối với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan,tổ chức mà để tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của đơn vị mình tăng 02 năm liền theo Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp Trung tâm Y tế huyện xây dựng Quy chế làm việc, quản lý cán bộ Chuyên trách DS- KHHGĐ xã, phường để phát huy năng lực, hiệu quả của đội ngũ này. UBND các xã, thị trấn tiến hành tổ chức ký cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ với cán bộ, công chức,viên chức, người lao động để làm căn cứ xử lý khi vi phạm chính sách DSKHHGĐ.UBND các xã, thị trấn tổ chức Hội nghị ký cam kết thực hiện mô hình "Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên" giữa UBND xã, thị trấn với các thôn, bản ở địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các thôn, bản việc đăng ký xây dựng và duy trì mô hình xã,phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Vân Canh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, đây cũng là huyện nghèo của tỉnh nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn và nhận thức của người dân chưa cao. Theo báo cáo của Trung tâm DS - Kế hoạch hóa gia đình huyện Vân Canh đó là huyện có các cặp vợ chồng bước vào tuổi sinh đẻ khá cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng, tâm lý thích con trai và sinh dự phòng vẫn còn khá phổ biến, tình trạng lấy vợ, lấy chồng ở tuổi vị thành niên vẫn đang xảy ra. Số đối tượng cam kết thực hiện đúng chính sách DS còn ít. Tình trạng tảo hôn đang diễn ra. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm
sóc SKSS-KHHGĐ còn thiếu, đặc biệt ở các xã vùng cao chưa thực hiện được xã hội hóa về phương tiện tránh thai. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng DS như mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân và sàng lọc trước sinh, sơ sinh vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra. Đội ngũ cán bộ làm công tác DS cấp xã còn hạn chế về khả năng tham mưu và thiếu kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Để giải quyết thực trạng trên, Trung tâm công tác DS huyện luôn quan tâm chỉ đạo ngành tập trung tuyên truyền phổ biến Nghị định 39/2015/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TTLT-BYT-BTC- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 39/2015/NĐ-CP và các nội dung liên quan hồ sơ kê khai thụ hưởng theo quy định. Ngoài ra, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tuyên truyền bằng hình thức nghệ thuật như sân khấu hóa, rung chuông vàng, hái hoa dâng chủ, chiếc nón kỳ diệu. Đồng thời phối hợp với Phòng Dân tộc huyện triển khai tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tập huấn cho cộng tác viên về nâng cao kiến thức HIV và phòng tránh lây nhiễm HIV/AI.
Kinh nghiệm của huyện Vân Canh trong quá trình triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi là ở đâu có sự quan tâm lãnh đạo, sự tham gia của cấp ủy đảng, sự quản lý nhà nước của chính quyền, sự tham gia có trách nhiệm của các ban, ngành đoàn thể thì nơi đó chương trình sẽ thành công. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu công tác DS trong thời gian qua đối với huyện Vân Canh đã góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ sinh, giảm sinh con 3 trở lên và ngày càng có nhiều cặp sử dụng các biện pháp tránh thai. Mô hình truyền thông chuyển đổi hành vi có tác động hiệu quả đến việc thực hiện công tác. Việc đưa chính sách DS, không có người sinh con thứ 3, không có tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thực hiện Nghị định 39/2015/NĐ-CP đã được đông đảo bà con nhiệt tình hưởng ứng, tổ chức
ký đạt chuẩn văn hóa. Từ những việc làm thiết thực đó đã nêu cao nhận thức cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.