ĐVT: Doanh nghiệp
Loại đơn vị
1. Khối DN nhà nước
2. Khối DN có vốn ĐTNN
3. Khối DN nông nghiệp
4. Khối HS, Đảng, Đoàn
5. Khối ngoài công lập
6. Khối hợp tác xã
7. Khối phường xã
8. Khối hội nghề, cá thể
Tổng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk
Theo bảng số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk: Trong giai đoạn 2017 – 2020, số lượng các loại hình đơn vị như doanh nghiệp Nhà nước, có vốn ĐTNN, và các khối khác tăng không đáng kể có khi còn giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp nông nghiệp tăng đều trong giai đoạn 2017 – 2019. Tuy nhiên, năm 2020 tổng số lượng đơn vị tăng lên đột biến trong đó toàn tỉnh có 106 doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số 41.620 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, năm 2020 số lượng doanh nghiệp này đã lên đến 151 doanh nghiệp trong tổng số 49.653 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
2.2. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, ngày 15/6/1995 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 18/QĐ-BHXH- TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk.
Là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngày 17/12/2002 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Như vậy, kể từ thời điểm này, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho người lao động, BHXH tỉnh Đắk Lắk còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT cho công chức, viên chức và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.
Ngày 07/01/2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 24/QĐ- BHXH-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk trực thuộc BHXH Việt Nam, trên cơ sở chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đăk Nông theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26/11/2003 của Quốc hội. Về cơ cấu tổ chức có 10 phòng chức năng thuộc tỉnh và 14 BHXH huyện, thị xã.
Văn phòng BHXH tỉnh Đắk Lắk đặt tại số 16 Đoàn Khuê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Văn phòng BHXH các huyện, thị xã: Đặt tại trung tâm các huyện và thị xã.
Tính đến tháng 12/2020 toàn ngành BHXH tỉnh có 311 lao động, trong đó: - Văn phòng BHXH tỉnh: 101 người.
- BHXH các huyện, thành phố: 210 người.
Bộ máy tổ chức quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Phòng Tổ chức hoạch cán – Tài bộ chính BHXH TX Phò Tru thô v PT Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Đắk Lắk Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk
Ghi chú: quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng
Theo sơ đồ trên thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan với sự tham gia của các phòng chức năng. Các phòng này có quan hệ chặt chẽ, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý các hoạt động của BHXH tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với ngườilao động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
a. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Để đánh giá tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đánh giá về quản lý thu và quản lý chi BHXH. Đối với quản lý thu BHXH bao gồm đối tượng thu, quỹ lương căn cứ đóng BHXH, quy trình thu BHXH, quản lý thu BHXH. Cụ thể như sau:
- Đối tượng thu Bảo hiểm xã hội
- Tình hình lao động thực tế đóng BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đối tượng thu BHXH bao gồm thu từ người lao động và người sử dụng lao động tại các đơn vị tham gia BHXH trong tỉnh, mục tiêu quan trọng trong quản lý thu BHXH tỉnh Đắk Lắk là mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Vì vậy hàng năm trên cơ sở số lao động thực tế tại tỉnh, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở ban ngành để mở rộng khai thác đối tượng tham gia, tuy số lao động tham gia BHXH trên toàn tỉnh ngày một tăng, nhưng số lao động tham gia BHXH so với số lao động thực tế tại doanh nghiệp nông nghiệp thể hiện qua bảng số liệu 3.1.
So với tỷ lệ đơn vị đăng ký tham gia BHXH thì số lao động tham gia BHXH so với thực tế có sự khác biệt giữa các khối doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, Khối HCSN, Đảng, Đoàn và khố phường, xã có tỷ lệ lao động tham gia BHXH so với số thực tế chiếm 100%. Và thấp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 12,27%; khối hợp tác xã chiếm 21,4%. Còn doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ lao động thực tế tham gia BHXH chỉ chiếm 49,83%.
Bảng 3.1: Số lao động tham gia BHXH so với số thực tế tại tỉnh Đắk LắkLoại đơn vị Loại đơn vị 1. Khối DN nhà nước 2. Khối DN có vốn ĐTNN 3. Khối DNNN 4. Khối HCSN, Đảng, Đoàn
5. Khối ngoài công lập 6. Khối hợp tác xã 7. Khối phường xã 8. DN ngoài quốc doanh
Tổng
250000 200000 150000 100000 50000 0
năm 2017 năm 2018 năm 2019 năm 2020
LĐ thực tế LĐ tham gia BHXH Biểu đồ 2.1: Số lao động thực tế đóng BHXH qua các năm Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh Đắk Lắk Theo biểu đồ 3.1 số lao động thực tế đóng BHXH và số lao động có nghĩa vụ phải đóng BHXH ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Số lao động có nghĩa vụ phải đóng năm
2017 là 208.026 đến 2020 tăng lên 230.776 người. Tuy nhiên, lao động thực tế đóng BHXH có số lượng tăng nhưng không cao từ 82.431 người năm 2017 lên 92.907 người năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do:
+ Hầu hết, các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng lao động phổ thông, mang tính thời vụ.
+ Cá biệt, có nhiều đơn vị sử dụng những lao động đã về hưu hoặc những lao
động cần một công việc tạm thời trong thời gian chờ công việc khác hay chờ để chuyển đi nơi khác.
+ Một nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động còn hạn chế về Luật BHXH, đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH vì xét về lợi ích trước mắt, việc đóng BHXH cho người lao động, chủ sử dụng lao động phải mất một khoản tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải trích một phần thu nhập để nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội khiến thu nhập giảm xuống nên họ không hài lòng, đặc biệt là đối với lao động thời vụ.
+ Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đặc biệt là tổ chức Công đoàn để đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động nên việc góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH còn hạn chế, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về BHXH vẫn chưa đồng bộ trong phối hợp thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời những vi phạm Luật BHXH.
- Tình hình doanh nghiệp thực tế đóng BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số doanh nghiệp tham gia BHXH và số doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Trong năm 2017, số doanh nghiệp tham gia BHXH chỉ là 2.370 đơn vị, đến năm 2020 số doanh nghiệp tham gia BHXH đã lên đến 2.621 đơn vị. Nhưng nếu so với số doanh nghiệp thực tế tại tỉnh tỷ lệ này còn rất thấp.
Qua bảng 2.2 có thể thấy số đơn vị tham gia BHXH so với thực tế ở tỉnh Đắk Lắk, thể hiện như sau: Các khối Doanh nghiệp Nhà nước, Hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cán bộ phường xã tham gia BHXH tương đối tốt chiếm 100% giữa số đơn vị thực tế đóng so với số đơn vị đăng ký; số đơn vị doanh nghiệp nông nghiệp số đơn vị tham gia chỉ chiếm 76,82% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lượng đơn vị tham gia chỉ chiếm 0,28%.
Tỷ lệ DNNN tham gia
Biểu đồ 3.2: Số đơn vị tham gia đóng bảo hiểm xã hội qua các năm
Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.2: Số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội so với số thực tế tại tỉnh Đắk Lắk Số đơn vị Loại đơn vị đăng ký (đơn vị) 1.Khối DN nhà nước 71 2. Khối DN có vốn 4 ĐTNN 3. Khối DNNN 106 4. Khối HCSN, Đảng, 1.780 Đoàn thể
5. Khối ngoài công lập 108
6. Khối hợp tác xã 43
7. Khối phường xã 184
8. DN ngoài quốc 39.324
Theo số liệu thống kê tại biểu đồ 3.2, tính đến năm 2017 số đơn vị doanh nghiệp nông nghiệp tham gia BHXH chiếm 74,53% so với số đơn vị DNNN hiện có. Từ đó cho thấy ở tỉnh Đắk Lắk tình hình tham gia BHXH không mấy khả quan hơn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do:
+ Người sử dụng lao động không tham gia BHXH cho các lao động làm việc trong các DNNN, điều này chứng tỏ chính sách BHXH còn có những khe hở mà người sử dụng lao động có thể lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm đối với cơ quan BHXH cũng như đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp của mình để tiết kiệm chi phí.
+ Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi sâu vào đối tượng tham gia BHXH và chưa phong phú về nội dung, hình thức nên chưa làm cho người lao động cũng như người sử dụng lao động chưa hiểu được lợi ích khi tham gia BHXH nên chưa có sự quan tâm tích cực đến quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.
+ Nguyên nhân chủ yếu nữa là công tác phối kết hợp thanh tra, kiểm tra giữa BHXH với các sở, ban, ngành liên quan còn chưa chặt chẽ.
- Quỹ lương đóng Bảo hiểm xã hội
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kể từ trước và sau khi Luật BHXH được ban hành, thì mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong tất cả các đối tượng lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. BHXH tỉnh đã thường xuyên kiểm tra quỹ lương tại đơn vị sử dụng lao động như kiểm tra bảng thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động, kiểm tra ngạch bậc lương có tương ứng với thời gian công tác từ đó tính ra được tỷ lệ thu đối với người lao động và đối với doanh nghiệp phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định. Tuy nhiên, việc thực hiện mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn chênh lệch so với mức thu nhập thực tế rất nhiều.
Qua bảng số liệu 3.3, ta thấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định hiện nay mà các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chỉ là mang tính hình thức, không phải là tiền lương thực tế mà người lao động được hưởng, nhất là đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc DNNN.
Bảng 2.3: Mức thu nhập bình quân thực tế và mức đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ trong DN ở tỉnh Đắk Lắk Đơn vị tính: nghìn đồng/người Loại hình doanh nghiệp 1. Khối DN nhà nước 2. Khối DN có vốn ĐTNN 3. DNNN 4. Khối HCSN. Đảng.Đoàn 5. Khối ngoài công lập 6. Khối HTX 7. Khối phường xã 8. DNNQD
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk
Mức lương đóng BHXH chưa bằng một nửa mức thu nhập thực tế vì đối với các đơn vị này thì chủ sử dụng lao động không minh bạch trong việc thực hiện trích nộp BHXH đúng theo mức lương mà người lao động được hưởng bằng các hình thức như không ký hợp đồng hoặc có ký hợp đồng nhưng ghi mức lương thấp hơn so với mức thực tế mà người lao động được hưởng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH cho người lao động. Cụ thể, năm 2020 mức lương thực tế bình quân là 6.731.278 đồng/người; với mức lương đóng BHXH là 3.699.169 đồng/người.
Mặt khác, theo quy định của Nhà nước, mức lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ là tiền lương, tiền công của người lao động (không thấp hơn lương tối thiểu chung và
cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung) đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; đóng theo thang bảng lương của Nhà nước (ngạch bậc, chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên
vượt khung) đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, không bao gồm tiền lương tăng thêm, thưởng và thu nhập khác.
Do vậy, quy định về mức đóng BHXH đã làm cho mức đóng tách rời tiền lương lao động điều này đã tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra dẫn đến thất thu cho quỹ BHXH, người lao động được hưởng trợ cấp BHXH thấp, các chế độ BHXH không còn hấp dẫn đối với người lao động tạo ra sự thờ ơ, né tránh.
- Quy trình thu Bảo hiểm xã hội
Hằng năm, dựa vào kế hoạch thu của BXHX Việt Nam giao về BHXH tỉnh Đắk Lắk lập và giao kế hoạch thu BHXH cho các huyện, đồng thời có kế hoạch thu các đơn vị tham gia BHXH theo quý hay theo tháng. Lập báo cáo và quyết toán thu với BHXH Việt Nam theo đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên việc triển khai thu BHXH đối với doanh nghiệp cần có sự phối hợp từ nhiều phía. Công tác thu BHXH trong giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị doanh nghiệp và của người lao động về BHXH ngày càng được nâng cao. Số thu BHXH, BHYT, BHTN năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt kế hoạch.
Bảng 2.4. Số thu BHXH tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020
Năm
2017 2018 2019 2020
Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh Đắk Lắk
Đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã triển khai kịp thời một số biện pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao: Thường xuyên tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới doanh nghiệp và người lao động, tổ chức khai thác và thu nợ tại các đơn vị sử dụng lao động…
- Tình hình nợ đọng trong các năm qua: 43
Theo quy định của BHXH Việt Nam thì hàng tháng khi các cán bộ chuyên quản gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN đến từng đơn vị và các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với cơ quan BHXH về hệ số lương, mức lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề… của người lao động đang làm việc tại đơn vị và đơn vị có trách nhiệm đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo thông báo của BHXH (kể cả phần phải đóng của đơn vị sử dụng lao động và phần của cá nhân người lao động) cho cơ quan BHXH. Trong những năm qua, một số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đã thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ cho cơ quan BHXH đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị Đảng đoàn thể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị là các DN vẫn còn nợ đọng BHXH nhiều,