Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành liên quan... nắm danh sách các đơn vị mới, thành lập khai thác, tuyên truyền, cung cấp văn bản về chế độ chính sách, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Do đó việc quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với lao động tại các doannh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như sau:

2.3.1.1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội

- Khai thác doanh nghiệp nông nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng thể hiện ở doanh nghiệp tham gia BHXH so với thực tế có xu hướng tăng từ 79 doanh nghiệp năm 2017 lên 116 doanh nghiệp năm 2020.

- Số đối tượng thu BHXH trên địa bàn từng bước được mở rộng đối với tất cả người lao động làm công ăn lương ở các khối doanh nghiệp và cơ quan ban ngành. Riêng đối với số lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng hàng năm, cụ thể năm 2017 là 11.014 người đến năm 2020 đã là 14.539 người.

- Luôn hoàn thành kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao: Số tiền thu BHXH tại tỉnh tăng cao qua các năm từ 1.874 tỷ đồng năm 2017 lên 2.386 tỷ đồng năm 2020. Nguyên dân là do nhận thức được công tác thu BHXH của ngành là rất quan trọng, có thu tốt mới đảm bảo nguồn chi, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ có nền tảng vững chắc cho sự nghiệp BHXH tỉnh Đắk Lắk nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung, cụ thể:

- Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham mưu, đề xuất các biện pháp có tính khả thi giúp cấp ủy và chính quyền chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

- Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để trích nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có mức thu nhập càng cao. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã tăng mức lương cơ sở dẫn đến mức lương trích nộp BHXH được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.

- Tỷ lệ nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nông nghiệp: trong giai đoạn 2017- 2020 tỷ lệ nợ đọng có xu hướng biến động tăng, giảm qua các năm. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu-chi của BHXH.

- Công tác quản lý thu được kiện toàn và thống nhất trong toàn tỉnh: BHXH tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra được hệ thống biểu mẫu báo cáo, thống kê số liệu thu, quản lý, phân cấp thu được thống nhất trong toàn tỉnh, giao kế hoạch thu cho các đơn vị cấp dưới luôn sát với thực tế, ban hành quy trình quản lý thu dựa trên tình hình cụ thể của địa phương.

- Năng lực cán bộ công chức dần được nâng cao: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, cán bộ BHXH đã thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình thực hiện và tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

- Qua tiến hành điều tra 21 doanh nghiệp thì loại hình công ty TNHH chiếm 85,7%, số thu lớn hơn số chi từ 1,15 đến 1,2 lần. Mức độ nắm bắt thông tin của DNNN mới ở mức độ tương đối và thỉnh thoảng. Tỷ lệ mức đóng BHXH tương đối cao trên 90%.

- Với lao động làm việc trong các DNNN phân lớn nữ giới với độ tuổi chủ yếu trên 35 tuổi. Tuy có sự quan tâm đến BHXH nhưng mức độ tìm hiểu của lao động mới chỉ là thỉnh thoảng và mức đóng BHXH của lao động trên 80%.

2.3.1.2. Công tác chi Bảo hiểm xã hội

* Về phía doanh nghiệp nông nghiệp: Các DNNN đảm bảo thời gian giải quyết chế độ và phương thức chi trả: Theo điều tra, thời gian giải quyết chế độ mới chỉ ở mức bình thường và phương thức chi trả các chế độ BHXH mới chỉ ở mức thuận tiện.

* Về phía lao động làm việc trong doanh nghiệp nông nghiệp

Các lao động làm việc trong các DNNN cho rằng kết quả số người đã được thanh toán các chế độ BHXH cao nhưng mới chỉ trên 60%. Tuy nhiên, việc thanh toán các chế độ vẫn còn đang ở mức thấp.

Về thời gian giải quyết các chế độ và phương thức chi trả các chế độ BHXH trong 105lao động thì 99% lao động cho rằng phương thức chi trả BHXH là hợp lý, thời

gian giải quyết các chế độ mới đang chỉ ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w