Khái niệm và đặc điểm bảo đảm quyền của trẻ em

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 25 - 27)

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học,“Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Nói chắc chắn để cho người khác yên lòng. Nhận và chịu trách nhiệm làm tốt” [08, tr.110]. Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nư c Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Theo đó, có thể hiểu: Bảo đảm quyền của trẻ em là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, pháp l , kinh tế, xã hội, văn hóa... và thực hiện các biện pháp để trẻ em có cơ hội được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em một cách đầy đủ trên thực tế.

Bảo đảm quyền trẻ em có những đặc điểm sau đây:

Một là, phải tôn trọng, đảm bảo cho các quyền trẻ em được thực hiện trong thực tế một cách đầy đủ; tạo điều kiện, cơ chế và cách thức phù hợp để trẻ em thực hiện được các quyền của mình, đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo đảm quyền trẻ em có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhưng biện pháp bảo vệ bằng pháp luật là biện pháp có hiệu quả nhất.

Hai là, bảo đảm quyền trẻ em còn là ngăn ngừa không để các em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma tuý, tệ nạn xã hội...

Ba là, cần phải có biện pháp xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Có như vậy thì mới nâng cao được tính răn đe đối với những đối tượng có hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em.

Tóm lại, bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật là hệ thống các biện pháp, cách thức, cơ chế hoạt động được pháp luật quy định nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện, đồng thời bảo đảm có hiệu quả việc phòng ngừa, can thiệp, giải quyết tình trạng trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã dành riêng một ngày họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em chết do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”...

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 25 - 27)