Tính từ năm 2016 - 2020, số lượng trẻ em bị xâm hại trên địa bàn huyện Hải Lăng là 08 trẻ em. Trong đó, bạo lực: 01 trẻ, xâm hại tình dục: 05 trẻ, mua bán: 01 trẻ (trẻ em thuộc địa phương khác, xảy ra trên địa bàn huyện), bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: 01 trẻ.
Thực hiện các quy định pháp luật về trẻ em, huyện Hải Lăng đã ban hành các văn bản để triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, tích cực lồng ghép việc phòng, chống xâm hại ở trẻ em vào các hoạt động của ngành, địa phương mình.
Bảng 2.1. Danh mục các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND huyện đã ban hành (Nguồn: Báo cáo các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của Phòng LĐTB&XH huyện Hải Lăng [09]).
Thể T loại Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch
Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch Cô ng văn Cô ng văn Cô 0 ng văn Kế 1 hoạch Cô 2 ng văn
3 Cô ng văn 469/UBN D-VX 19/5/20 20
Về việc hướng dẫn triển khai công tác trẻ em và bình đẳng giới năm 2020
Nhìn chung, việc ban hành văn bản của UBND huyện được thực hiện một cách kịp thời dựa trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và căn cứ vào tình hình thực tế của huyện, của các xã, thị trấn; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống xâm hại trẻ em trong điều kiện hiện nay. Góp phần bảo vệ và hạn chế tình trạng xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em đã được huyện chỉ đạo, triển khai kịp thời. Chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với nội dung và hình thức phù hợp từng địa phương, từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại, ngược đãi và bạo hành trẻ em. Trong 4 năm qua, đã tổ chức hơn 165 lớp tập huấn về kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm; phổ biến Luật trẻ em và một số kỹ năng phòng, chống Covid 19 và bảo vệ trẻ em trong bối cảnh Covid 19 với hơn 4.000 lượt phụ huynh, học sinh. Lồng ghép tổ chức Diễn dàn phòng, chống bạo lực gia đình cho 60 trẻ em và cha/mẹ trẻ tham gia.
Hàng năm, huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện ban hành văn bản
(Công văn số 255/PGDDT-CM ngày 31/8/2018, Công văn số 256/PGD&ĐT- TH ngày 07/9/2018, Công văn 246/PGDDT-CM ngày 11/9/2019, Công văn 336/PGDĐT-CM ngày 25/9/2020) lồng ghép chỉ đạo và thực hiện hàng trăm
quyền của trẻ em, như: Tháng hành động vì trẻ em, Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, Ngày vi chất dinh dưỡng trẻ em; tham gia Diễn đàn trẻ em, Hội thi về Quyền trẻ em cấp tỉnh; các sự kiện văn hóa, thể thao, thể thao hòa nhập. Hỗ trợ tổ chức các sự kiện, hoạt động truyền thông cho trẻ em và thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em. Huyện ban hành các Kế hoạch để tổ chức các sự kiện nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó, tăng cường sự tham gia của trẻ em như: các Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì trẻ em hàng năm (các KH số 359/KH-UBND ngày 16/5/2018, 368/KH-UBND ngày 07/5/2019, 505/KH-UBND ngày 26/5/2020), Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu hàng năm (KH số 748/KH-UBND ngày 04/9/2018, 771/KH-UBND ngày 30/8/2019, 920/KH-UBND ngày 18/9/2020); Quyết định cử 01 đoàn tham gia Hội thi tìm hiểu Luật trẻ em năm 2018 tại tỉnh (QĐ số 291/QĐ-UBND ngày 07/6/2018); chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, tham gia Diễn đàn trẻ em tỉnh Quảng Trị năm 2019 (Công văn số 423/UBND- VX ngày 27/5/2019). Tổng số trẻ em tham gia khoảng hơn 10.000 lượt trẻ em tham gia. Tổ chức các hoạt động truyền thông đại chúng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội. Phối hợp với Phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị tổ chức gắn 01 pano tuyên truyền về phòng, chống TNTT tại địa bàn xã Hải Chánh; tiếp nhận 10 bảng apphich tuyên truyền về tai nạn đuối nước để gắn tại các xã. Chỉ đạo Phòng VH&TT huyện tham mưu UBND huyện rà soát, duyệt đăng 33 tin, bài liên quan đến tuyên truyền, giáo dục về BVCS trẻ em trên Trang thông tin điện tử huyện (năm 2018: 12 tin, năm 2019: 13 tin, năm 2020: 08 tin); Trung tâm VHTT-TDTT huyện thực hiện 47 tin, bài tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh
huyện, đài PT-TH tỉnh (năm 2018: 16 tin, bài; năm 2019: 06 tin, bài; năm 2020: 25 tin, bài).
Ngoài ra, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về BVCS trẻ em nói chung, về phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng thông qua các cuộc đối thoại chính sách, các cuộc hội họp, ngày hội tại xã, thị trấn. Cấp phát 300 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống TNTT và tổng đài 111; Chương trình vùng huyện cấp phát 5.057 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng - chống Covid 19 cho hộ gia đình có trẻ em các xã Dự án. Tạo điều kiện cho cán bộ LĐ-TB&XH các xã, thị trấn tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực Sở LĐ-TB&XH tổ chức. Tổ chức 06 lớp tập huấn về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các xã, thị trấn, có 83 người tham gia.
* Cụ thể qua các năm:
Bảng 2.2. Thống kê các lớp tập huấn về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại Hải Lăng từ năm 2018-2020. (Nguồn: Báo cáo các năm 2017, 2018, 2019, 2020 của Phòng LĐTB&XH huyện Hải Lăng [09]).
N T ăm 2 018 2 019
019 lồng ghép Luật trẻ em năm 2016 và các văn bản Luật, dưới Luật (Nghị định 56/2017/NĐ-CP, 06/QĐ-TTg....) liên đến công tác BVCS trẻ em 2 020 cán bộ LĐTBXH cấp xã tại tỉnh 2 020 em, phòng chống bạo lực giới 2 020 phương pháp ABCD trợ trẻ em khuyết tật Số lượng người làm công tác bảo vệ trẻ cấp huyện: 01 người; Số lượng
người làm công tác bảo vệ trẻ cấp xã, thị trấn: 16 người (kiêm nhiệm).
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quy chế hoạt động của Ban điều hành Bảo vệ trẻ em huyện (Kèm theo Quyết định số 1158/QĐ-BĐHBVTE ngày 31/12/2015) để chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công tại các kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm của UBND huyện; Các cơ quan, ban, ngành, địa phương từ huyện đến xã (ngành LĐ-TB&XH, ngành Y tế, ngành GD&ĐT, Hội LHPN, Đoàn TNCSHCM...) đã có sự trao đổi, phối hợp hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến công tác trẻ em, đặc biệt là công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời và đúng quy trình trong việc phát hiện, can thiệp các trường hợp (Ca). Phòng LĐ-TB&XH, Hội LHPN
phối hợp tổ chức Diễn đàn phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019 (Kế hoạch phối hợp số 87/KH-LN ngày 10/6/2019); phối hợp tham gia Đoàn giám sát về thực hiện Luật trẻ em năm 2016 do Đoàn giám sát Hội LHPN tỉnh thực hiện tại UBND xã Hải Trường. Huyện đoàn, UBND các xã xây dựng kế hoạch phối hợp và tổ chức các hoạt động “Vui tết Trung thu”, “Quốc tế 01/6”
(KH số 255/KH-LĐTBXH ngày 18/5/2018, số 535/KH-LĐTBXH ngày 10/9/2018, 222/KH-LĐTBXH ngày 14/5/2019,221/KH-LĐTBXH ngày 29/5/2020, 459/KH-LĐTBXH ngày 21/9/2020). Phòng LĐ-TB&XH, Phòng GD&ĐT phối hợp tổ chức các hoạt động liên quan đến giáo dục hòa nhập như: Tổ chức 12 cuộc hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập (năm 2016: 03 cuộc, năm 2017: 01 cuộc, năm 2018: 03 cuộc, năm 2019: 03 cuộc, năm 2020: 02 cuộc), 05 lớp tập huấn cho giáo viên, cán bộ QL nhà trường về Bảo vệ chăm sóc trẻ em, về phát hiến sớm, can thiệp sớm cho TKT, về phương pháp và kỹ năng dạy trẻ bị rối loạn nhận thức, khuyết tật trí tuệ (năm 2016: 01 l p, năm 2017: 01 l p, năm 2018: 01 l p, năm 2019: 01 l p, năm 2020: 01 l p). Tổ chức hỗ trợ tiết dạy học cá nhân cho 53 trẻ em khuyết tật trí tuệ học hòa nhập tại các trường trên địa bàn. Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai các hoạt động liên quan tổ chức khám, lọc bệnh và chăm sóc y tế cho trẻ em: Tổ chức 05 đợt khám sàng lọc, nghi ngờ TKT (năm 2016: 01 đợt, năm 2017: 01 đợt, năm 2018: 01 đợt, năm 2019: 01 đợt, năm 2020: 01 đợt); 07 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế các Trạm Y tế, TTYT huyện (năm 2016: 01 l p, năm 2017: 01 l p, năm 2018: 03 l p, năm 2019: 01 l p, năm 2020: 01 l p)
Trong nội dung các Kế hoạch UBND huyện ban hành, đã phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan đến công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em. UBND huyện chưa ban hành kế hoạch để tổ chức kiểm tra, giám sát riêng cho công
tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị lồng ghép trong các hoạt động thường xuyên của từng ngành, giải quyết trực tiếp các kiến nghị liên quan đến công tác BVCS trẻ em thông qua việc: dự họp, đối thoại chính sách, hội nghị hoặc các sự kiện truyền thông tại các xã, thị trấn. Chỉ đạo khẩn các ngành, địa phương thông qua điện thoại, các mạng xã hội... về việc cử cán bộ kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, đơn thư liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là các vụ việc xâm hại, bạo lực có liên quan đến trẻ em. Trong 04 năm qua, công tác quản lý trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại được quan tâm. Trong đó, số vụ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, buôn bán, bỏ rơi, bỏ mặc là 08 vụ. Số trẻ em bị xâm hại, bạo lực, buôn bán bỏ rơi, bỏ mặc là 08 trẻ. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về các vụ việc xâm hại trẻ em, huyện huyện chỉ đạo UBND xã, thị trấn, các ngành, đoàn thể liên quan từ huyện đến cơ sở phối hợp thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết sự việc như chỉ đạo UBND xã cử cán bộ thu thập, xác minh thông tin; phối hợp với các ban, ngành liên quan đánh giá nguy cơ cụ thể; phối hợp với cơ quan Công an sử dụng các phương pháp nghiệp vụ để nắm bắt thông tin từ phía bị hại và đối tượng xâm hại. UBND các xã, thị trấn thực hiện ngay việc lập hồ sơ quản lý trường hợp (ca) để theo dõi, can thiệp kịp thời. Chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện tham mưu UBND huyện quản lý theo dõi quá trình xử lý vụ việc; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình, trẻ bị xâm hại. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể liên quan như: ngành y tế phối hợp khám và theo dõi sức khỏe, phối hợp đưa trẻ em tham gia giám định thương tật; các ngành: Tư pháp, Hội LHPN, Đoàn thanh niên... phối hợp thăm hỏi, tư vấn và hỗ trợ pháp lý. Theo đó, có các kết quả giải quyết như sau:
-Ban hành Quyết định không khởi tố: 01 vụ (không xử phạt VPHC, lý do: chủ thể vi phạm chưa đủ tuổi phải xử phạt vi phạm hành chính).
- Ban hành Quyết định khởi tố: 04 vụ (Trong đó, Ban hành quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh 01 vụ)
-Ban hành Quyết định vi phạm bị xử lý hành chính: 01 vụ. -Ban hành Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng: 01 vụ.
Hoạt động quản lý, theo dõi, rà soát, thu thập thông tin, số liệu về trẻ em bị xâm hại/ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại: Chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn liên tục thu thập thông tin, cấp nhật phần mềm quản lý đối tượng trẻ em; khai thác và sử dụng hiệu quả các dữ liệu tại hệ thống phần mềm trẻ em (Các Công văn số 56/LĐTBXH-TE ngày 02/7/2018, 286/LĐTBXH-TE ngày 09/2/2017, 487/LĐTBXH-TE ngày 07/8/2018; 24/LĐTBXH-TE ngày 08/01/2019, 403/LĐTBXH-TE ngày 24/8/2020). Hiện nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tiếp tục thu thập, cập nhật và sử dụng các thông tin trẻ em tại phần mềm quản lý đối tượng trẻ em.
Việc tham gia thực hiện, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch; tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại/ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại. UBND huyện đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 27/4/2018 về thực hiện công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật giai đoạn 2018- 2020, Kế hoạch số 1043/KH-UBND ngày 30/11/2018 về việc hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2019. Hàng năm, UBND huyện vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để hỗ trợ quà, học bổng cho trẻ em có HCĐB và trẻ em nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo, đánh giá tình tình thực hiện công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em hàng năm. Triển khai thực hiện Công văn số 459/UBND-VX ngày 25/5/2017 về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại, bạo lực và tai nạn đuối nước đối với trẻ em, UBND
huyện đã tổ chức đánh giá sơ kết tình hình thực hiện chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2019. UBND huyện cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ như chính sách chăm sóc sức khỏe đó là chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức hơn 30 đợt truyền thông chuyên đề, 55 đợt tập huấn tại huyện, tư vấn hàng tháng tại Trạm Y tế các xã, thị trấn cho các đối tượng theo từng lứa tuổi về hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, ưu tiên triển khai nội dung, tư vấn về BVCS sức khỏe trẻ em bị xâm hại. 100 các trường học đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 02 lần/năm.
Ngoài ra, huyện Hải Lăng cũng chú trọng đến các chính sách trợ giúp xã hội, cụ thể:
-Số trẻ em được hưởng trợ cấp thường xuyên và đột xuất: 1042 lượt trẻ
(Năm 2017: 252, năm 2018: 258, năm 2019: 272, năm 2020: 260).
- Công tác xét duyệt trợ giúp xã hội đối với đối tượng là trẻ em: Thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư