Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với bảo đảm

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 111 - 114)

hiệu quả hơn nữa.

3.2.3. Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với bảo đảmquyền trẻ em quyền trẻ em

Truyền thống của dân tộc Việt Nam là “kính già, yêu trẻ - trên kính, dưới nhường”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chúng ta hy sinh phấn đấu, đều nhằm mục đích xây dựng đời sống hạnh phúc cho nhi đồng ta” [26, tr.112]. Việt Nam nói chung, huyện Hải Lăng nói riêng cần nhìn lại những bài học quá khứ và hướng về tương lai phát triển bền vững mà ở đó trẻ em chính là những người kiến tạo. Trẻ em vừa thuộc về hiện tại vừa thuộc về tương lại nên phải làm mọi cách để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Và hơn bao giờ hết, chúng ta cần biến tất cả cam kết thành hành động khẩn trương, mạnh mẽ, cụ thể ngay từ bây giờ vì mỗi trẻ em bị bỏ lại phía sau thì nguy cơ tụt hậu của quốc gia sẽ lại càng lớn hơn.

Ngày 22/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2361/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu: "Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và

cơ hội phát triển”. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai với nội dung trọng tâm là: Tiếp tục củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em đủ năng lực phòng ngừa, ứng phó v i các nguy cơ gây tổn hại đến trẻ em, trợ giúp, phục hồi cho trẻ em bị tổn hại.

Công cuộc xây dựng nền tảng để cho trẻ em được sống và hưởng tình yêu thương của gia đình và xã hội, được thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em là một công cuộc lâu dài. Để công cuộ này đạt hiệu quả, nếu không phát huy được sức mạnh lãnh đạo của Đảng nói riêng, sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nói chung thì không thể thành công. Huyện Hải Lăng cần có những chương trình, kế hoạch cụ thể trong giai đoạn 2021- 2025 để trẻ em có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, được thụ hưởng các quyền của mình; xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, các chương trình có liên quan đến hoạt động bảo đảm quyền trẻ em; việc thực hiện nghị quyết và chương trình bảo đảm quyền trẻ em phải gắn với việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch và mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi vì trẻ em là một tế bào trong mỗi gia đình, cho nên cần huy động sức mạnh toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc bảo đảm quyền trẻ em.

Để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu bảo vệ trẻ em trong những năm sắp tới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi gia đình, cá nhân và cả cộng đồng trong việc nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ về bảo vệ, chăm sóc trẻ em giữa trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em nghèo. huy động mọi nguồn lực để triển khai đồng bộ các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện.

Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác đảm bảo về quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích, ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu. Quan tâm bố trí nhân lực thực hiện công tác trẻ em tại địa phương, có chính sách hỗ trợ người làm công tác trẻ em cấp xã. Bảo đảm có đội ngũ làm công tác xã hội bảo vệ trẻ em trong đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để phù hợp với các nhóm đối tượng và tình hình thực tế. Tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em; hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để kịp thời bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu. Tăng cường củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước. Khuyến khích, biểu dương, nhân rộng những mô hình, điển hình, những sáng kiến tốt trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực cho trẻ em. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành về thực hiện công tác bảo vệ trẻ em; đặc biệt phối hợp liên ngành trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc xâm hại và gây tổn hại khác cho trẻ em. Rà soát, kiện toàn

Ban chỉ đạo công tác trẻ em các cấp, nhóm Thường trực về bảo vệ trẻ em cấp xã; Nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp và thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em các cấp đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tăng cường hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tích cực phối hợp thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. Thực hiện và nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Gắn tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em, lồng ghép và triển khai thực hiện các chỉ tiêu về trẻ em, tiêu chuẩn đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền trẻ em tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w