Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho viên chức các Trường

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 33 - 35)

Trường Chính trị cấp tỉnh

1.3.2.1. Đối với viên chức

Thứ nhất, theo quy định hiện nay, tại các TCT cấp tỉnh có cơ cấu cán bộ

giảng dạy và nghiên cứu tối thiểu là 75% so với tổng số viên chức, người lao động của Trường. Vì vậy, nếu có ĐLLV tốt, họ sẽ có tâm huyết để truyền tải tri thức (lý luận và thực tiễn), kinh nghiệm cho học viên. Đối tượng học viên của Trường là những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức hoặc dự nguồn nên có kinh nghiệm nhất định về công tác chuyên môn cũng như cuộc sống. Vì vậy, nếu không có được một nền tảng kiến thức vững chắc thì bài giảng của người thầy khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Ý thức được điều này, giảng viên các Trường luôn tự rèn luyện, trau dồi để nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Thứ hai, khi viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh có ĐLLV, đặc biệt

là nhóm viên chức làm công tác giảng dạy, họ sẽ có sự phấn đấu và niềm đam mê trong công tác chuyên môn, giảng viên của một trường Đảng sẽ luôn cập nhật những kiến thức mới nhất, sâu sắc nhất về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ mỗi địa phương; nghiên cứu ra các sáng kiến kinh nghiệm hữu ích, thiết thực.

Con người luôn có các nhu cầu cần được thỏa mãn về vật chất và tinh thần. Khi đội ngũ viên chức trong các Trường cảm thấy những nhu cầu của

mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy họ làm việc hăng say hơn. Bởi nếu không có ĐLLV thì hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác phục vụ hành chính ở các Trường khó có thể đạt được kết quả như mong đợi bởi vì khi đó họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không có sự sáng tạo hay nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tụy với công việc, mà họ chỉ coi công việc như một nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng lao động mà thôi.

1.3.2.2. Đối với Nhà trường

Thứ nhất, tạo ra sự gắn kết giữa viên chức với Trường, giữ được chân

của những người tài giỏi, giảm được tỉ lệ nghỉ việc, thu hút được nhân tài, đặc biệt là những viên chức trẻ, có kiến thức, tố chất và tiềm năng phát triển tốt.

Thứ hai, tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó, cống hiến và tận tâm,

tận tụy trong công việc của viên chức với Nhà trường.

Thứ ba, giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới, đặc biệt

là nhóm viên chức làm công tác giảng dạy (tốn thêm thời gian để tập sự, rồi đến trợ giảng, sau đó mới được giảng chính thức).

Thứ tư, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả trong việc sử dụng

lao động - một trong những yếu tố thể hiện sự phát triển của Nhà trường.

Thứ năm, là cơ sở góp phần giúp Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ

chính trị của mình trong việc nâng cao chất lượng ĐT - BD lý luận cho cán bộ lãnh đạo đương chức hoặc dự nguồn các cấp của địa phương, từ đó mang lại những lợi ích thiết thực về chất lượng, uy tín cũng như nguồn thu cho Trường.

1.3.2.3. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương, tạo ĐLLV cho viên chức cũng là gián tiếp góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Ví dụ: Nếu Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông tạo được

ĐLLV việc tốt cho đội ngũ viên chức thì đội ngũ này sẽ hăng say thể hiện, cống hiến tất cả trình độ, năng lực, phẩm chất của bản thân vì nhiệm vụ chính trị chung của Trường đó là đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 33 - 35)